Công dụng thuốc Beclorax

Thuốc Beclorax có chứa thành phần chính là Alverine citrate hàm lượng 40mg. Đây là một thuốc chống co thắt cơ trơn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý đau ở đường tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục. Để đảm bảo công dụng của thuốc với người bệnh, đồng thời hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

1. Beclorax là thuốc gì?

Beclorax là thuốc gì? Thuốc Beclorax là một thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá. Thành phần chính của thuốc chứa Alverine citrate hàm lượng 40mg.

Alverine citrate hay Alverin citrat, đây là một hoạt chất có tác dụng chống co thắt cơ trơn thuộc loại Papaverine. Ở liều điều trị, thuốc có tác dụng trực tiếp đặc hiệu chống co thắt cơ trơn ở tử cung, đường tiêu hóa mà không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim mạch và khí quản. Thuốc được dùng nhiều trong điều trị các trường hợp tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt.

Alverine citrate không có tác dụng giống kiểu như thuốc Atropine. Các chuyên gia cho rằng, tác dụng chống co thắt của thuốc được dựa trên 3 cơ chế chính:

  • Chẹn kênh Calci.
  • Ức chế thụ thể serotonin 5HT1A.
  • Tác động làm giảm tính nhạy cảm của ruột.

Alverin citrat hấp thu tốt qua đường uống và trực tràng. Trong cơ thể, thuốc được chuyển hóa nhanh chóng rồi đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.

Trên thị trường dược hiện nay có rất nhiều loại thuốc Alverin citrat khác nhau như viên nén, dạng viên nén phân tán, viên nang và viên đặt hậu môn. Tùy theo tình trạng bệnh lý, chẩn đoán và thể trạng của người bệnh để bác sĩ có chỉ định lựa chọn dạng thuốc phù hợp.

Theo đó, hoạt chất Alverine citrate được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

Chống chỉ định dùng Alverine citrate với những trường hợp:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với Alverine citrate.
  • Phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ cho con bú không được dùng thuốc. Mặc dù, hiện nay vẫn chưa có báo cáo cụ thể về tính an toàn của thuốc hay những tác dụng phụ, khả năng quái thai do thuốc trên phụ nữ có thai nhưng khuyến cáo vẫn không nên sử dụng trên các đối tượng này.
  • Không dùng Alverine citrate cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Người bị tắc ruột, liệt ruột hoặc mất trương lực đại tràng cũng không được sử dụng thuốc Alverine citrate.
  • Bệnh nhân huyết áp thấp.

2. Công dụng thuốc Beclorax

Thuốc Beclorax công dụng chính là làm giảm, chống sự co thắt của cơ trơn để từ đó giúp giảm đau cho bệnh nhân.

Chỉ định dùng thuốc Beclorax với các trường hợp:

  • Điều trị chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa.
  • Điều trị các cơn đau do co thắt, cơn đau ở hệ tiết niệu.

Chống chỉ định dùng Beclorax trên bệnh nhân:

  • Bị đau không rõ nguyên nhân.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Người có chẩn đoán bị huyết áp thấp, tắc ruột hoặc liệt ruột.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Beclorax

Thuốc Beclorax được sản xuất ở dạng viên nang, đóng hộp mỗi hộp chứa 100 viên nang thuốc.

  • Thuốc được dùng theo đường uống, không sử dụng pha truyền pha tiêm hay các đường dẫn thuốc khác.
  • Liều dùng thuốc trung bình đối với người lớn khuyến cáo ở liều 40 đến 80mg/lần, ngày uống từ 1 đến 3 lần tùy theo chỉ định của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng thuốc Beclorax

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Beclorax đó là:

  • Nổi mày đay.
  • Phù thanh quản.
  • Một số trường hợp có thể bị sốc, tụt huyết áp kèm theo triệu chứng đau đầu chóng mặt.

Ngoài những tác dụng không mong muốn trên còn có những tác dụng phụ liên quan đến hoạt chất Alverine citrate cũng có thể xảy ra như:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau đầu chóng mặt.
  • Phản ứng dị ứng, ngứa ngoài da.
  • Sử dụng Alverin citrat liều cao kéo dài có thể gây hạ huyết áp và các triệu chứng nhiễm độc tương tự như khi dùng Atropin. Đã có báo cáo về trường hợp bị tử vong do sử dụng Alverin citrat với liều rất cao.

Để hạn chế nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ khi dùng thuốc Beclorax, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hay những người có chuyên môn về y dược.
  • Như đã nói ở trên, Beclorax là thuốc dạng viên nang uống, không dùng để đặt trực tràng, tiêm truyền hay các đường dẫn thuốc khác.
  • Không dùng thuốc trên phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Không dùng thuốc chung với các loại đồ uống có cồn hay các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá...
  • Thuốc có thể gây chóng mặt đau đầu nên cần thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân cần thực hiện công việc lái xe hay đang làm việc vận hành máy móc.
  • Không dùng chung thuốc với các nhóm thuốc có tác dụng gây ngủ, vì có thể sẽ làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Nếu bị quên liều thuốc, người bệnh cần uống lại ngày khi nhớ ra. Trường hợp bị sát giờ liều tiếp theo thì bỏ qua liều cũ, không uống liều sau gấp đôi để bù lại liều đã bị quên.
  • Khi bị quá liều thuốc, theo dõi sát các dấu hiệu bất thường của cơ thể và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
  • Bảo quản thuốc theo đúng quy định hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Không sử dụng thuốc khi đã hết hạn sử dụng,
  • Để thuốc xa tầm với của trẻ em và vật nuôi

Đau là một triệu chứng xảy ra tương đối phổ biến trên lâm sàng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, mỗi cơn đau có tính chất, nguyên nhân và mức độ khác nhau thì cũng sẽ có những phương hướng điều trị khác nhau. Vì vậy, việc hiểu về thuốc để có những phương án điều trị phù hợp cho người bệnh là điều rất cần thiết. Hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể nếu bạn đang có những bất thường về sức khỏe cần được thăm khám và điều trị.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

110 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan