Công dụng của thuốc Ganteston

Thuốc Ganteston thuộc nhóm thuốc kháng viêm phi Steroid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm hiệu quả. Đây là thuốc giảm đau không gây nghiện, có tác dụng giảm các cơn đau nhẹ và vừa như: đau do chấn thương, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và các tình trạng cần dùng thuốc kháng viêm khác.

1. Thuốc Ganteston có tác dụng gì?

Thuốc Ganteston có chứa thành phần chính là Nabumetone hàm lượng 500mg.

Đây là một chất kháng viêm phi steroid có khả năng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm thường dùng cho những trường hợp đau từ nhẹ đến vừa, điển hình như:

  • Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm xương khớp;
  • Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân thấp khớp;
  • Kết hợp với các thuốc khác khi người bệnh cần dùng thuốc kháng viêm.

Thuốc Ganteston được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Ganteston

Cách dùng

Thuốc Ganteston được bào chế dạng viên nên người bệnh dùng thuốc bằng đường uống, có thể kèm hoặc không kèm thức ăn. Nên uống thuốc trước khi đi ngủ và tránh không được nhai nát viên thuốc.

Liều dùng gợi ý:

  • Liều dùng cho người lớn: Uống 1000mg/ngày, tương đương với 2 viên. Uống 1 lần trong ngày.
  • Liều dùng điều trị cho người bệnh bị đau nặng và kéo dài: Uống từ 1500-2000 mg, tương đương với 3-4 viên, chia làm 2 lần uống;
  • Liều dùng cho người cao tuổi: Uống tối đa 1000mg/ngày, tương đương với 2 viên, uống 1 lần trong ngày.

Lưu ý:

  • Cần hiệu chỉnh liều phù hợp cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận (suy thận <30 mL/phút);
  • Trong quá trình điều trị bằng thuốc Ganteston, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Không tự ý chỉnh liều dùng để phục vụ cho ý muốn của bản thân.

3. Tác dụng phụ của thuốc Ganteston

Ngoài công dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm hiệu quả, trong quá trình sử dụng thuốc Ganteston người dùng vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Khô miệng;
  • Phân có lẫn máu, xuất huyết tiêu hóa;
  • Tiêu chảy;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Đau bụng, táo bón, tiêu chảy;
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Viêm loét miệng;
  • Viêm dạ dày;
  • Nhức đầu, chóng mặt;
  • Mệt mỏi, suy nhược;
  • Buồn ngủ hoặc mất ngủ;
  • Ù tai, ảnh hưởng thị giác;
  • Phù, dị cảm;
  • Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, mẫn cảm với ánh sáng (ít gặp);
  • Suy giảm chức năng thận, giảm tiểu cầu (hiếm gặp).

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nào trong thời gian điều trị bằng thuốc Ganteston, người dùng nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được trợ giúp kịp thời.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Ganteston

Chống chỉ định dùng thuốc Ganteston cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc (đặc biệt là Nabumetone);
  • Người có tiền sử hen, mề đay, dị ứng với thuốc Aspirin hoặc các thuốc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) khác;
  • Bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày hoặc có tiền sử loét dạ dày;
  • Bệnh nhân suy gan nặng (như xơ gan);
  • Phụ nữ đang mang thai & cho con bú.

Ngoài ra cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc Ganteston cho các đối tượng:

  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa;
  • Bệnh nhân đang bị ứ dịch, tăng huyết áp, suy tim (để tránh phù ngoại vi);
  • Bệnh nhân suy thận (độ thanh thải Cr < 30ml/phút) nên cân nhắc giảm liều dùng;
  • Cẩn thận theo dõi ở bệnh nhân suy gan;
  • Trẻ em (cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho đối tượng này).

Các lưu ý khác:

  • Không dùng thuốc Ganteston ít nhất 2 ngày trước khi tham gia phẫu thuật;
  • Bệnh nhân uống rượu trong quá trình dùng thuốc này có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày;
  • Trong quá trình điều trị bằng Ganteston, người bệnh không tự ý dừng thuốc hoặc điều chỉnh liều mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

5. Tương tác của thuốc Ganteston

Trong quá trình điều trị, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Ganteston với thức ăn hoặc các loại thuốc, thực phẩm chức năng khác làm ảnh hưởng tới sinh khả dụng, khả năng hấp thu phân bố hoặc tốc độ chuyển hóa của thuốc như:

  • Thuốc nhóm NSAIDs khác;
  • Thuốc kháng sinh: Cyclosporine;
  • Thuốc chống đông máu Warfarin;
  • Thuốc chống co giật: Hydantoin;
  • Thuốc hạ đường huyết: Sulphonylurea
  • Thuốc chứa Lithi: Lithium.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, người bệnh hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh các tương tác thuốc ngoài ý muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

145 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan