Công dụng của thuốc Act HIB

HIB là loại vi khuẩn gây bệnh cho hệ hô hấp thậm chí là viêm màng não. Khi nhiễm trùng HIB ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến tử vong. Do vậy cần có một loại vắc xin để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu về thuốc Act HIB để biết công dụng và chỉ định của sản phẩm.

1. Thuốc Act HIB là thuốc gì?

Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi sẽ cần thiết sử dụng thuốc Act HIB. Thuốc này có thể tiếp xúc với protein của vi khuẩn khiến cơ thể sinh ra kháng thể chống lại chúng. Tuy nhiên vắc xin không giải quyết được nhiễm trùng hoặc chống lại các loại cúm khác gây bệnh. Cũng như nhiều loại vắc xin hiện tại, khả năng và phạm vi hoạt động sẽ biến đổi tùy theo từng đối tượng khác nhau.

2. Cảnh báo trước khi sử dụng thuốc

Thuốc Act HIB dùng cho trẻ nhỏ nên cần lưu ý tránh bé bị dị ứng với thành phần của thuốc. Khi trẻ từng có biểu hiện dị ứng với một trong các loại vắc xin như uốn ván, viêm màng não mô cầu thì có thể xuất hiện dị ứng với haemophilus B. Trẻ dị ứng vắc xin sẽ không thể tiêm để tránh nguy hiểm xảy ra, Đối với bé ức chế miễn dịch do bệnh nan y như ung thư hay căn bệnh thể ký hoặc từng có tiền sử co giật cũng không nên tiêm thuốc này. Một số bệnh nhi sau theo dõi vẫn có thể tiêm nhưng bạn cần tham khảo kỹ hơn từ bác sĩ để quyết định sử dụng.

3. Lưu ý về liều dùng của thuốc Act HIB

Hầu hết vắc xin được tiêm tại bắp nên cần phải đưa trẻ tới trung tâm tiêm chủng để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như trang thiết bị đảm bảo. Vắc xin Act HIB sẽ không phải là một mũi tiêm đơn mà gộp cùng nhiều loại khác. Các bác sĩ đưa ra phương pháp gộp thành 5in1 hay 6in1 để hạn chế số lần tiêm giúp trẻ không bị khó chịu. Sau khi tiêm mũi đầu tiên sẽ thực hiện tiêm mũi nhắc lại từ khoảng 4 - 6 tháng tùy điều kiện sức khỏe mỗi bé. Nhưng phụ huynh cần chú ý tiêu cho trẻ mũi đầu trước khi trẻ tròn 6 tuần tuổi.

Tại một số trung tâm y tế, khi gần đến lịch tiêm họ sẽ thông báo qua điện thoại để bố mẹ sắp xếp đưa con đi tiêm. Bạn cũng có thể ghi chú lại lời hẹn của bác sĩ để đảm bảo con tiêm đúng đủ mũi vắc xin. Khi trẻ qua 7 tháng tuổi mà chưa được tiêm đủ các mũi cần thiết bạn cần báo cho bác sĩ. Sau khi tiêm các biểu hiện sốt hay đau nhức có thể xuất hiện. Bạn cần chú ý đến trẻ trong 3 - 5 ngày để theo dõi. Nếu có biểu hiện co giật hay động kinh cần mau chóng đưa đến bệnh viện kiểm tra.

Vắc xin có vai trò phòng tránh giảm nhẹ nguy hiểm khi trẻ vị vi khuẩn tấn công. Một số trường hợp khách quan có thể ảnh hưởng đến lịch tiêm của trẻ. Bạn cần cho trẻ tiêm đúng mũi càng sớm càng tốt để cơ thể sinh ra miễn dịch bảo vệ sức khỏe. Hãy luôn đảm bảo con bạn được tiêm đủ liều vắc xin thiết yếu trong 2 năm đầu để cơ thể bé sản sinh đủ kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường. Việc quá liều thường không xảy ra với vắc xin do mỗi lần chỉ tiêm 1 mũi và không tiêm liên tiếp 2 liều khi chưa đủ thời gian.

4. Một số tác dụng phụ của thuốc Act HIB

Trước và sau khi tiêm vắc xin có thể diễn ra một số biểu hiện khó chịu ở trẻ. Bạn nên chú ý những biểu hiện dị ứng như mề đay, sưng phù mặt, đau họng hoặc khó thở. Sau khi tiêm, trẻ có thể sốt trong 36 giờ đầu nên cần bổ sung nước để tránh trẻ mất chất điện giải. Một vài tình trạng ghi nhận cho rằng trẻ có nguy cơ xuất hiện động kinh, quấy khóc nhiều giờ thậm chí là kèm sốt cao. Với tình huống trẻ bị sốt, bác sĩ sẽ hướng dẫn người nhà cho bé uống sữa hoặc nước và dùng thuốc giảm đau để hạ sốt. Một số trẻ sưng tấy ở vị trí tiêm cần lưu ý báo cho bác sĩ. Nếu trẻ biếng ăn có thể tham khảo tư vấn chuyên gia Dinh dưỡng.

5. Những loại thuốc gây nên tương tác

Hiện nay, các trung tâm tiêm chủng đều có thông tin cụ thể về những liều từng tiêm. Tuy nhiên nếu con bạn đang điều trị thuốc nào đó thì cần nói cho bác sĩ để cân nhắc. Một số loại thuốc như steroid, phương pháp trị ung thư, thuốc trị vảy nến, thuốc trị viêm khớp, thuốc điều chỉnh rối loạn miễn dịch hay thuốc chống đào thải nội tạng sau phẫu thuật cấy ghép sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đồng thời trẻ cũng không được tiêm khi đang dùng 1 trong các loại thuốc kể trên.

Thuốc Act HIB là một loại vắc xin được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết các bé đều tiêm đủ mũi vắc xin này trong 2 năm đầu đời. Vắc xin có thể chịu ảnh hưởng bởi một số loại thuốc kê toa hoặc vitamin. Sự tương tác của thuốc hiện vẫn chưa được tìm ra hết. Khi cho trẻ tiêm bất kỳ loại vắc xin nào bạn nên báo cho bác sĩ tiền sử bệnh và đơn thuốc đang dùng để cân nhắc đảm bảo an toàn cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

316 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan