Cách đối phó với tác dụng phụ của thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu hoặc phiền toái cho sức khỏe khi sử dụng. Trong trường hợp này bạn sẽ nghĩ ngay đến việc đổi thuốc. Tuy nhiên trên thực tế bạn có thể có những cách khác để tránh hoặc ít nhất là giảm bớt những tác dụng phụ của thuốc.

1. Tác dụng phụ là điều khó tránh khỏi khi dùng thuốc

Thuốc theo toa được bác sĩ kê đơn dựa trên tình trạng bệnh hiện tại và ngăn ngừa hoặc kiểm soát các tình trạng bệnh lâu dài. Nhưng đôi khi chúng cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý bỏ thuốc trị nhưng cũng không nên chấp nhận những phản ứng khó chịu mà không thắc mắc với bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể xảy ra với hầu hết mọi loại thuốc, chúng phổ biến với mọi thứ, từ thuốc tránh thai đến thuốc hóa trị liệu chống ung thư. Ví dụ, nhiều loại thuốc kê đơn gây ra các vấn đề về dạ dày như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, vì chúng đi qua hệ tiêu hóa của bạn. Những loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ hoặc thuốc điều trị huyết áp hoặc tiểu đường, có thể gây chóng mặt. Một số khác có thể khiến bạn buồn ngủ, chán nản hoặc cáu kỉnh, gây tăng cân, làm gián đoạn giấc ngủ hoặc giảm khả năng tình dục,vv....

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta phải chấp nhận tất cả các tác dụng phụ của thuốc mang lại, đặc biệt là các triệu chứng mãn tính nguy hại cho người sử dụng.

Bị tức bụng và hay buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?
Tác dụng phụ có thể xảy ra với hầu hết mọi loại thuốc gây ra các vấn đề về dạ dày như buồn nôn

2. Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp tác dụng phụ của thuốc

Đầu tiên khi bác sĩ kê một loại thuốc mới, bạn không nên ngại ngùng hỏi về các tác dụng phụ thường gặp của loại thuốc đó. Bạn nên biết tác dụng phụ nào là nghiêm trọng, tác dụng phụ nào sẽ tự biến mất và tác dụng phụ nào có thể ngăn ngừa được.

Khi bắt đầu dùng thuốc, bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết bất kỳ triệu chứng nào bạn gặp phải càng sớm càng tốt. Một số tác dụng phụ của thuốc sẽ biến mất theo thời gian khi cơ thể bạn quen dần với loại thuốc đó. Do đó, bạn nên kiên trì với kế hoạch điều trị hiện tại của mình lâu hơn một chút. Trong một số trường hợp, bạn có thể giảm liều hoặc thử sang một loại thuốc khác.

Chúng ta thường nghĩ rằng chỉ, vì phản ứng xấu với một loại thuốc nên quyết định không dùng bất kỳ loại thuốc nào khác cùng loại nhưng trên thực tế thì không phải lúc nào cũng vậy. Đôi khi tác dụng phụ là do các thành phần rất cụ thể mà không phải tất cả các nhãn thuốc nào cũng sử dụng.

Thay đổi thời gian uống thuốc trong ngày cũng có thể hữu ích nếu bác sĩ đồng ý. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng bốn loại thuốc điều trị huyết áp thì không nên dùng tất cả chúng cùng một lúc. Hoặc đối với thuốc tránh thai hoặc thuốc chống trầm cảm khiến họ chóng mặt thì nên uống ngay trước khi đi ngủ.

3. Lập danh sách tất cả các loại thuốc

Khi nói chuyện với bác sĩ, hãy đưa ra danh sách tất cả các loại thuốc hoặc chất bổ sung khác mà bạn đang dùng kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Vì đôi khi tác dụng phụ gây ra do hai hoặc nhiều loại thuốc phản ứng tiêu cực với nhau.

Hãy nhớ rằng, triệu chứng mới thực sự có thể là tác dụng phụ của thuốc. Nếu bạn không thông báo đầy đủ thông tin cho bác sĩ, khả năng bác sĩ đưa ra các chẩn đoán sai là rất phổ biến và có thể sẽ kê một loại thuốc khác để điều trị cho bạn.

Khám sức khoẻ
Bạn nên thông báo đầy đủ thông tin các loại thuốc đang dùng cho bác sĩ để điều trị cho bạn.

4. Hỏi về các yếu tố thuộc lối sống có gây ảnh hưởng đến thuốc

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tác dụng phụ không chỉ riêng thuốc và bạn có thể ngăn ngừa chúng bằng cách thay đổi lối sống. Ví dụ như tránh rượu hay một số loại thực phẩm hoặc thay đổi nhỏ khác đối với chế độ ăn uống hoặc lối sống của bạn khi dùng thuốc. Điển hình, một số loại thuốc như thuốc giảm cholesterol và thuốc làm loãng máu có thể không có tác dụng nếu bạn ăn bưởi hoặc thực phẩm giàu Vitamin K.

5. Chủ động tìm kiếm thêm về thông tin của thuốc

Để có thể xử lý tác dụng phụ của thuốc, bạn nên nghiên cứu thêm về thuốc bằng cách đọc nhãn và tất cả các hướng dẫn đi kèm với đơn thuốc. Nói chuyện với những người khác có cùng mối lo ngại về sức khỏe và có thể tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy trên Internet.

Tác dụng phụ của thuốc mới hơn có thể không được nhiều người biết đến như những loại thuốc đã có mặt trên thị trường trong nhiều năm, vì vậy nên chủ động hỏi để chuyển sang một loại thuốc cũ hơn đã được kiểm chứng. Tuy nhiên không nên ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự chấp thuận của bác sĩ, đặc biệt nếu đang được điều trị cho một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Một số loại thuốc phải được dùng đủ liệu trình để tránh bị bệnh trở lại. Hoặc một số loại thuốc cũng không có tác dụng nếu bạn bỏ qua một liều, cắt đôi hoặc dùng cùng hoặc không cùng thức ăn.

Thuốc
Khi sử sụng thuốc cần tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy trên Internet

6. Đưa ra các ưu tiên quan trọng nhất

Bạn có thể chịu đựng một số tác dụng phụ của thuốc nếu ưu điểm mà thuốc mang lại nhiều hơn nhược điểm. Nhưng nếu phản ứng xấu của thuốc khiến bạn có nguy cơ mắc thêm các vấn đề y tế khác hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì có thể đã đến lúc phải thay đổi.

Ví dụ, các loại thuốc gây chóng mặt có thể làm tăng nguy cơ tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng do té ngã, đặc biệt nếu bạn là người lớn tuổi. Hoặc các phương pháp điều trị ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, có thể không phải là lựa chọn tốt nhất và nên nghĩ đến các phương pháp thay thế. Đôi khi cần phải thử và sai một chút bạn mới có thể tìm thấy một loại thuốc hiệu quả mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên phương án tốt nhất vẫn là trước khi có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ chuyên môn. Việc dùng đúng thuốc, đủ liều sẽ mang lại kết quả tốt cũng như giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthlinkbc.ca - webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan