Các tác dụng phụ của thuốc xương khớp

Hiện nay rất nhiều người mắc bệnh lý về xương khớp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi như: ra những tác dụng phụ nguy hiểm và làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh viêm khớp, loãng xương,... Việc sử dụng thuốc xương khớp không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây bênh lý cơ xương khớp.

Bệnh lý cơ xương khớp là tên gọi chung của các bệnh lý liên quan đến cơ, khớp và xương và triệu chứng điển hình là đau nhức, và sưng khớp khiến cho người bệnh hạn chế vận động. Hiện nay, bệnh xương khớp đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam, một số bệnh thường gặp bao gồm:

  • Viêm khớp: Thường gặp ở khớp cổ tay, khớp háng, khớp gối,... gây sưng đau tại vị trí viêm.
  • Thoái hóa khớp, thoái cột sống: thường gặp ở người cao tuổi do sự thoái hóa, bào mòn sụn khớp và đĩa đệm. Gây ra tình trạng đau cứng khớp, cột sống.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thường xuất hiện ở vị trí đốt sống cổ và cột sống thắt lưng, khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép, lâu dần có thể dẫn tới liệt, teo cơ.
  • Viêm khớp dạng thấp: Gây sưng đau, cứng khớp thậm chí có thể ảnh hưởng đến mạch máu, tim, phổi,...
  • Đau dây thần kinh tọa: Người bệnh thường đau từ vùng thắt lưng cho tới bàn chân
  • Loãng xương: Thường gặp ở người cao tuổi, xương trở nên giòn xốp và dễ gãy. Triệu chứng điển hình là đau nhức và gây ra những bệnh lý xương khớp khác.

Các loại thuốc điều trị xương khớp có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm, giảm đau. Đối với những bệnh lý viêm khớp thường dùng các thuốc kháng viêm không steroid và phối hợp với nhóm corticoid để giảm đau. Ngoài ra, nhằm kiểm soát và giảm dần phụ thuộc thuốc kháng viêm và corticoid bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc tác động vào nguyên nhân như methotrexate, sulfasalazine,...

Corticoid dạng hít
Bệnh lý viêm khớp thường dùng các thuốc kháng viêm không steroid và nhóm corticoid để giảm đau

1. Tác dụng phụ của thuốc xương khớp

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn, mức độ phụ thuộc vào từng loại thuốc, đường dùng và cơ địa của mỗi người. Trong đó, các loại thuốc điều trị xương khớp cũng gây ra những tác dụng phụ trên từng cơ quan cụ thể như:

1.1. Tác dụng trên hệ tiêu hóa

Các thuốc kháng viêm điều trị các bệnh lý trong viêm khớp thường gây ra tác dụng không mong muốn, các triệu chứng biểu hiện bao gồm:

Những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới thủng dạ dày - ruột.

1.2. Tác dụng phụ trên tim mạch

Các thuốc kháng viêm không steroid trừ aspirin đều làm tăng nguy cơ tim mạch cho người sử dụng và làm nặng thêm tình trạng bệnh trên bệnh nhân có tiền sử tim mạch trước đó. Khi sử dụng thuốc kháng viêm không steroid liều cao trong thời gian dài có thể dẫn tới suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... thậm chí dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, ở người cao tuổi được chỉ định thuốc kháng viêm không steroid kết hợp với thuốc điều trị tăng huyết áp hay suy tim sung huyết. Đối với những người bị viêm khớp cần sử dụng thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau, giảm sưng và vận động dễ dàng hơn, bác sĩ cần đánh giá, so sánh mặt lợi mặt hại trên người bệnh trước khi ra chỉ định.

1.3. Tác dụng phụ trên thận

Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất trên thận đó là sưng, phù do nước bị giữ lại trên cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề khác trên thận. Thuốc kháng viêm không steroid trong điều trị bệnh lý xương khớp có thể làm tăng nguy cơ suy thận hay các tổn thương thận đột ngột.

Viêm cột sống dính khớp
Các thuốc kháng viêm không steroid trừ aspirin đều làm tăng nguy cơ tim mạch cho người sử dụng

2. Biện pháp dự phòng

Để phòng ngừa tác dụng không mong muốn của các loại thuốc xương khớp, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không sử dụng thuốc bừa hay tự ý muốn thuốc uống. Ngoài ra, cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Sau 30 tuổi quá trình thoái hóa sẽ bắt đầu. Để dự phòng các bệnh xương khớp cần:

  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là chất độc hại gây nghiện, phá hủy hệ xương khớp và làm tăng cao nguy cơ các bệnh lý liên quan đến tim mạch, mắt, dị dạng thai nhi, yếu sinh lý,...
  • Giảm cân nặng: Khi tăng cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao bị bệnh lý xương khớp, đặc biệt là khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, và cột sống thắt lưng.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và phù hợp với lứa tuổi. Đối với những người trẻ dưới 30 tuổi có thể luyện tập các môn thể thao sức mạnh như: cầu lông, đá bóng, tennis, gym,... Những người trên 30 tuổi, có thể tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng: đạp xe, chạy bộ nhẹ nhàng, yoga, xà đơn xà kép, gập duỗi cơ bụng, bơi,... Trong những trường hợp có bệnh lý cơ xương khớp cụ thể, nên cần sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp tập luyện phù hợp.
  • Hạn chế các loại chất kích thích như: bia rượu, đồ uống có ga,... Thay vào đó là có chế độ ăn hợp lý, ăn uống nhiều hoa quả, uống đủ nước, bổ sung dưỡng khớp và vi chất, tẩy giun sán hằng năm,...
  • Tránh ngồi lâu một tư thế, đi xa ngồi lâu nên có gối cổ đai lưng hỗ trợ, khi nằm ngủ cần nằm đệm cứng và gối thấp, tránh bê vác vật nặng đột ngột, hạn chế đi giày cao gót,...

Tóm lại, thuốc điều trị trong bệnh lý xương khớp chủ yếu là kiểm soát viêm và giảm đau và thường gây ra những tác dụng không mong muốn như suy thận, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,... thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài. Vì vậy để giảm tối đa tác dụng không mong muốn, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc, khi có biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

60.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan