Đầu móng tay mưng mủ nhiều lần là bệnh gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Đầu móng tay con bị mưng mủ cứng lên rồi chích ra khỏi 1 thời gian sau nó cũng bị lại. Vậy bác sĩ cho con hỏi đầu móng tay mưng mủ nhiều lần là bệnh gì? Bệnh này có nguy hiểm không thưa bác sĩ? Con cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Lý (1997)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đầu móng tay mưng mủ nhiều lần là bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Các triệu chứng sưng và có mủ ở quanh móng như vậy có thể gặp là bệnh nấm móng, hay viêm, áp xe đầu ngón tay.

Nấm móng là một tình trạng phổ biến bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Khi nhiễm nấm tiến sâu hơn, nấm móng có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép.

Bạn có thể bị nấm móng nếu một hoặc nhiều móng của bạn là:

  • Dày lên.
  • Sự đổi màu từ trắng sang vàng nâu.
  • Giòn, vụn hoặc rách.
  • Bị biến dạng .
  • Một màu tối, gây ra bởi các mảnh vụn tích tụ dưới móng tay của bạn.
  • Mùi hôi.
  • Nấm móng tay có thể ảnh hưởng đến móng tay, nhưng phổ biến hơn ở móng chân.

Áp xe đầu ngón tay là một trong những bệnh ngoài da rất hay gặp. Bệnh do tụ cầu khuẩn vàng và Herpes gây mưng mủ, sưng và áp xe ở đầu ngón tay.

Áp xe đầu ngón tay thường tiến triển cụ thể như sau:

  • Trong 1 - 3 ngày đầu tiên sau khi bị tổn thương, ở đầu ngón tay sẽ bị tấy đỏ, sưng phồng, gây ngứa và nhức, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó cử động ngón tay do bị cứng.
  • Trong 4 -7 ngày tiếp theo, tổn thương viêm nhiễm trùng bắt đầu lan rộng ra xung quanh ngón tay, gây đau nhức, căng và giật theo từng nhịp mạch đập. Lúc này, tình trạng viêm có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ.

Vì vậy, bạn nên đến các bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để khám, sẽ có chẩn đoán và chỉ định điều trị cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về đầu móng tay mưng mủ nhiều lần, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • hoecandazole
    Công dụng thuốc Hoecandazole

    Hoecandazole là thuốc được sử dụng cho các trường hợp cần điều trị bệnh viêm nhiễm ngoài da. Để hiểu hơn về thành phần, cách dùng, công dụng thuốc Hoecandazole, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • novonazol
    Công dụng thuốc Novonazol

    Thuốc Novanazol là một thuốc có tác dụng kháng nấm, được dùng bằng đường uống trong các trường hợp nhiễm nấm do các vi nấm nhạy cảm với Itraconazol. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả bạn hãy tham ...

    Đọc thêm
  • Celtonal
    Công dụng thuốc Celtonal

    Thuốc Celtonal có công dụng trong điều trị các tình trạng nhiễm nấm toàn thân nguyên nhân do Candida, Coccidioides immitis, Paracoccidioides và Histoplasma gây ra hoặc nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa, âm đạo mãn tính, nấm móng không ...

    Đọc thêm
  • Vanoran
    Công dụng của thuốc Vanoran

    Thuốc Vanoran có thành phần chính là 100mg Itraconazole (dưới dạng vi hạt chứa Itraconazol 22%). Đây là thuốc kháng nấm đường uống, chỉ định dùng để phòng ngừa và điều trị cho các trường hợp nhiễm nấm đa dạng.

    Đọc thêm
  • Tarimagen
    Công dụng thuốc Tarimagen

    Thuốc Tarimagen thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để đẩy lùi hiệu quả các tình trạng nhiễm nấm Candida âm đạo, nấm móng, bàn chân hoặc tay,... Trong suốt quá trình điều trị bằng Tarimagen, bệnh nhân cần ...

    Đọc thêm