Chậm kinh kèm đau bụng dưới nguyên nhân do đâu?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của em là ngày 20/12 tới nay 3/2 em vẫn chưa tới tháng, em thử que thì 2 vạch mà em đi siêu âm thì chưa thấy túi thai mà bụng dưới thì lâu lâu lại đau. Cho em hỏi chậm kinh kèm đau bụng dưới nguyên nhân do đâu? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Chậm kinh kèm đau bụng dưới nguyên nhân do đâu?”, xin được giải đáp như sau:

Chậm kinh (trễ kinh) là biểu hiện thất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Là hiện tượng đã đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa có sự xuất hiện của kinh nguyệt. Khi quá 35 ngày kể từ ngày hành kinh của chu kỳ trước mà bạn vẫn chưa có kinh nguyệt thì được coi là chậm kinh. Nếu không có kinh nguyệt trong 3 kỳ liên tiếp được gọi là vô kinh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chậm kinh. Chậm kinh do mang thai: Nếu được thụ thai thì lớp niêm mạc này sẽ tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Với trường hợp này, bạn đã thử que hiện 2 vạch nhưng siêu âm không thấy túi thai mà lại đau bụng dưới thì có nhiều khả năng như: Thai còn nhỏ, thai ngoài tử cung

Chậm kinh kèm đau bụng dưới mà không phải có thai có thể do nguyên nhân khác nhau:

  • Các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng, suy buồng trứng, viêm buồng trứng. Nếu máu kinh vón cục, có mùi khó chịu hay màu sắc bất thường, vùng kín có mùi hôi khó chịu kèm theo đau bụng dưới âm ỉ, thậm chí là đau dữ dội thì rất có thể bạn đã mắc các bệnh trên.
  • Do rối loạn nội tiết: Nếu nội tiết cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ đều đặn. Khi bất thường xảy ra khiến cho vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch. Từ đó, hệ nội tiết tố sẽ mất cân bằng, gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
  • Tăng giảm cân đột ngột: Việc tăng giảm cân sẽ ảnh hưởng đến lượng estrogen cần thiết mà cơ thể sản xuất ra để tạo lên lớp niêm mạc tử cung. Sản xuất quá nhiều hoặc thiếu estrogen sẽ làm cho niêm mạc tử cung không ổn định gây ra hiện tượng chậm kinh.
  • Căng thẳng, chế độ sinh hoạt không khoa học như làm việc quá nhiều, thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, ăn ngủ thất thường sẽ gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Nếu được chỉ định uống một thuốc mới hoặc thay đổi loại thuốc vẫn đang dùng thì kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Một số thuốc dễ gây chậm kinh như: thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc dùng khi hóa trị,...

Nếu bạn còn thắc mắc về việc chậm kinh kèm đau bụng dưới, bạn có thể đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám và tư vấn chính xác. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan