Trẻ bị nấm miệng đã đi khám nhưng chưa khỏi thì phải làm sao?

Hỏi

Xin chào bác sĩ. Bác cho cháu hỏi em bé nhà cháu bị nấm miệng, ở cả lưỡi và 2 bên khoang miệng. Cháu đã đi khám mà dùng thuốc nấm để tưa lưỡi nhưng vẫn không khỏi nấm. Xin hỏi bác sĩ trẻ bị nấm miệng đã đi khám nhưng chưa khỏi thì phải làm sao ạ? Và phương pháp điều trị nấm miệng là gì ạ? . Cảm ơn bác sĩ tư vấn ạ.

Câu hỏi khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Tưa lưỡi không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu kéo dài không điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh đặc biệt là vùng hầu họng và hệ tiêu hóa.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra nấm miệng ở trẻ nhỏ như: khoang miệng trẻ không được vệ sinh đúng cách sau khi bú sữa, để lại tồn dư sữa trong miệng, trẻ có bất thường khoang miệng như dính lưỡi, vòm miệng cao... làm hạn chế ma sát giữa lưỡi và vòm miệng, gây tích tụ cặn sữa, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, trẻ dùng kháng sinh kéo dài, hay dùng nhiều Corticoid đường hít, do lây bệnh từ mẹ, hoặc bệnh suy giảm miễn dịch...

Phương pháp điều trị nấm miệng hay tưa lưỡi, ngoài việc dùng thuốc thì vấn đề vệ sinh cũng giữ vai trò quan trọng không kém. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho trẻ, nhất là sau khi bú. Vệ sinh miệng bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước sạch ấm.

Tưa lưỡi là do nấm gây ra nên khi điều trị những trường hợp nấm nặng cần phải sử dụng các dòng thuốc kháng nấm với liều lượng phù hợp với lứa tuổi cũng như tình trạng bệnh hiện tại. Các thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị nấm lưỡi như Nystatin, Mycostatin, Miconazol,... Thuốc có nhiều dạng khác nhau: như Nystatin có thể pha với nước để rơ miệng cho trẻ, hoặc Miconazol là thuốc dạng gel bôi tại chỗ dưới dạng gel rơ miệng có nồng độ 2%... Với những trường hợp nhiễm nấm nặng, trẻ bỏ bú, đau nhiều, bị nấm diện rộng, cần kết hợp sử dụng kháng nấm toàn thân bằng đường uống như Fluconazol hoặc Itraconazole.

Với trường hợp trẻ bị nấm miệng đã đi khám nhưng chưa khỏi, dùng thuốc nấm để tưa lưỡi nhưng vẫn không khỏi nấm, bạn nên cho trẻ đi khám lại để bác sĩ đánh giá tình trạng của trẻ, mức độ bệnh, và tìm nguyên nhân để có biện pháp điều trị cho phù hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về câu trả lời trên, bạn có thể đến các cơ sở Y tế chuyên khoa hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được bác sĩ kiểm tra về tình trạng bệnh và có hướng can thiệp kịp thời. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ Dương Thị Dung - Khoa Sơ Sinh - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • chữa nấm candida
    Có nên điều trị nấm candida tại nhà?

    Nấm candida là một loại bệnh nhiễm trùng dễ lây và rất phổ biến, ảnh hưởng tới da, miệng và âm đạo. Vậy có nên điều trị nấm candida tại nhà hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua ...

    Đọc thêm
  • lưỡi có mùi hôi
    Vì sao lưỡi có mùi hôi dù vệ sinh rất sạch?

    Lưỡi có mùi hôi thường là kết quả từ quá trình lên men thực phẩm do vi khuẩn gram âm hiếm khí trong miệng. Quá trình này tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi như hydrogen sulfide ...

    Đọc thêm
  • nấm đường tiêu hóa
    Cảnh giác bệnh nấm đường tiêu hóa

    Khi sự cân bằng của hệ vi sinh vật bị xáo trộn, nấm đường tiêu hóa sẽ tận dụng cơ hội này để phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa ...

    Đọc thêm
  • Sporacid
    Công dụng thuốc Sporacid

    Thuốc Sporacid là thuốc kháng nấm được chỉ định trong những trường hợp nấm móng, nấm họng, nấm miệng, nấm ngoài da, nấm candida âm hộ và âm đạo,... Vậy công dụng thuốc Sporacid là gì?

    Đọc thêm
  • thuốc Binystar
    Công dụng thuốc Binystar

    Binystar thuộc nhóm thuốc kháng nấm, thường được chỉ định trong các bệnh lý viêm lưỡi, viêm miệng, viêm họng,... do nấm Candida albicans gây ra. Vậy cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc là gì?

    Đọc thêm