Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
-
Bệnh nhân có những biểu hiện bất thường về hô hấp và kéo dài như: ho, khạc đờm, ho ra máu, đau nhói lưng hay ngực, khó thở, khò khè, tức ngực…
-
Bệnh nhân trên 40 tuổi có biểu hiện ho dai dẳng. Đặc biệt là người hút thuốc lào, thuốc lá, người hay tiếp xúc với khói bếp than, khói rơm rạ, khói bếp củi, khói hương hoặc bụi và các loại khí độc hại.
-
Bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử gia đình có bệnh ung thư, ví dụ ung thư phổi.
Chống chỉ định:
- Không có chống chỉ định đặc hiệu.
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
-
Chi phí thấp.
-
Thực hiện nhanh chóng, đơn giản.
-
Hạn chế tia X đối với cơ thể bệnh nhân.
-
Nhìn toàn thể hai lá phổi, bóng tim, lồng ngực...
-
Nhìn thấy các tổn thương đủ lớn hay không bị che khuất trên hai lá phổi.
Nhược điểm:
-
Không thấy được các tổn thương nhỏ hay ở giai đoạn sớm trên hai lá phổi
-
Tổn thương phổi bị che bởi xương sườn, bóng tim...
-
Tổn thương nằm ở vị trí khó quan sát như hai đỉnh phổi
-
Không thấy rõ những đặc tính bên trong tổn thương
-
Không đánh giá chính xác mức độ lan rộng của tổn thương
Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị
-
Hướng dẫn tư thế chụp cho bệnh nhân.
-
Cho bệnh nhân mặc áo chì.
-
Đặt bệnh nhân lên giường và đưa vào máy chụp X-quang.
Bước 2: Tiến hành chụp X-quang
Bước 3: Kết thúc chụp X-quang
-
Tắt tia X và đưa bệnh nhân ra ngoài.
-
Cởi áo chì cho bệnh nhân.
-
Lấy hình ảnh đã chụp xong và chẩn đoán bệnh lý.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
-
Nhắc bệnh nhân tháo hết các trang sức, vòng, dây, nhẫn,... ra khỏi cơ thể khi chụp.
-
Cho bệnh nhân mặc áo chì để che chắn tia X tiếp xúc ở những nơi không cần khảo sát.
-
Hướng dẫn bệnh nhân trước khi chụp như các tư thế, cách chuẩn bị để có thể chụp được một cách chính xác nhất.
Xem thêm: