Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
-
Nghiệm pháp bàn nghiêng được khuyến cáo chỉ định cho bệnh nhân bị ngã thường xuyên không giải thích được, chóng mặt hoặc ngất xỉu mà không có nguyên nhân rõ ràng.
-
Bệnh nhân có nguy cơ cao và có một lần ngất không giải thích được và ngất tái phát ở bệnh nhân không có bệnh lý tim mạch.
-
Bệnh nhân thường xuyên choáng ngất, chóng mặt hay bị ngã mà không giải thích được.
-
Bệnh nhân bị ít nhất một lần ngất mà không rõ sang chấn hoặc những bệnh nhân có triệu chứng do phản xạ giao cảm.
Chống chỉ định:
- Nghiệm pháp bàn nghiêng nói chung an toàn và hiếm khi xảy ra tai biến nhưng có một số chống chỉ định:
-
Xơ vữa hẹp động mạch cảnh.
-
Hẹp chủ khít.
-
Bệnh cơ tim phì đại có hẹp tắc nghẽn đường ra thất trái.
-
Suy tim.
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
-
Kỹ thuật khá đơn giản, dễ thực hiện và an toàn.
-
Góp phần khá hiệu quả trong việc xác định ngất do tụt huyết áp ở tư thế đứng hay do phản xạ, hoặc phân biệt ngất với động kinh, giả ngất do tâm lý.
-
Xác định những trường hợp bị ngất liên quan đến hệ thần kinh thực vật, như ngất do phản xạ quá nhạy cảm của hệ tim mạch.
Nhược điểm:
- Nghiệm pháp đòi hỏi bệnh nhân phải thay đổi tư thế trong một khoảng thời gian nhất định được theo dõi liên tục nếu tư thế đó tạo ra những triệu chứng của ngất.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị:
-
Trước khi tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng, bệnh nhân sẽ được giải thích kỹ càng về nguyên lý, cách thức tiến hành và các tình huống đáp ứng có thể xảy ra để có sự phối hợp tốt nhất.
-
Bệnh nhân được mắc các điện cực trước tim và điện cực ngoại biên ở tay và chân.
-
Lắp băng cuốn huyết áp ở cánh tay.
-
Đặt đường truyền tĩnh mạch.
-
Bệnh nhân nằm ngửa được cố định bằng hệ thống đai bảo vệ chắc chắn vào bàn.
-
Ghi lại các thông số theo dõi: nhịp tim, huyết áp, SpO2.
Bước 2: Tiến hành
-
Bước 1: Xoa xoang cảnh bên phải trước rồi bên trái trong 5 – 10 giây.
-
Bước 2: Nghiêng bàn một góc 60 - 700 so với mặt phẳng ngang trong 10 đến 45 phút tùy thuộc vào từng bệnh nhân và nghi ngờ chẩn đoán. Tiếp tục xoa xoang cảnh lặp lại lần lượt ở bên phải, bên trái. Điện tâm đồ, nhịp tim và huyết áp được theo dõi liên tục và được đo ghi lại mỗi 5 phút.
-
Bước 3: Sau khi kết thúc bước 2, xịt Glycerin trinitrate dưới lưỡi hoặc truyền isoprenaline qua đường tĩnh mạch 5mcg/phút, theo dõi 15 phút.
-
Nghiệm pháp sẽ dừng lại ngay khi bệnh nhân chóng mặt, tụt huyết áp hoặc choáng ngất bất kỳ ở giai đoạn nào. Nếu không có triệu chứng gì, nghiệm pháp sẽ kết thúc sau 45 phút.
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
Nghiệm pháp bàn nghiêng nói chung tương đối an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, trong quá trình làm nghiệm pháp có thể gây ra một số biểu hiện như: Tụt huyết áp kéo dài, hoặc nhịp tim quá chậm, vô tâm thu, rung thất hoặc nhịp nhanh thất.
Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
-
Bệnh nhân cần nhịn ăn và uống 4 tiếng trước khi tiến hành nhằm tránh sặc thức ăn hoặc nước khi ngất.
-
Nghiệm pháp bàn nghiêng được tiến hành trong phòng yên tĩnh, nhiệt độ ổn định, có đầu cung cấp Oxy, đầu hút, monitor huyết áp và điện tâm đồ, máy ghi điện tâm đồ, các trang bị và thuốc cấp cứu.
XEM THÊM: