Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
Mọi đối tượng hoặc trong trường hợp:
-
Chẩn đoán nghe kém
-
Chẩn đoán chẩn đoán điếc đột ngột.
-
Chẩn đoán viêm tai giữa, bệnh lý về tai khác.
-
Chuẩn bị sử dụng máy trợ thính.
-
Kiểm tra hiệu quả sử dụng máy trợ thính.
Chống chỉ định:
Không có chống chỉ định tuyệt đối
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
-
Giúp đánh giá độ nhạy và hoạt động của chuỗi xương con.
-
Kiểm tra độ thông của vòi nhĩ, đánh giá được tình trạng màng nhĩ.
-
Xác định ngưỡng nghe và mức độ nghe kém, từ đó sẽ có phương pháp điều trị và lựa chọn dòng máy trợ thính phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu nghe.
-
Phép đo an toàn và không gây đau đớn, sử dụng được trong trường hợp bệnh nhân không hợp tác, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nhược điểm:
-
Phép đo sẽ kéo dài khoảng 45 – 60 phút hoặc có thể nhiều hơn.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Kiểm tra máy
Bước 2: Bệnh nhân được tiến hành khám tai, lấy ráy tai (nếu có)
Bước 3: Chọn núm tai phù hợp.
Bước 4: Bật máy, đặt đầu dò vào ống tai, đèn màu xanh báo hiệu đầu dò đặt đúng vị trí, Tiến hành đo theo cài đặt của máy. Đo lần lượt từng tai.
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
Phép đo hoàn toàn không gây đau đớn cho người bệnh
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
-
Phép đo thính lực đơn âm khách quan cần thực hiện khi người bệnh ngủ và môi trường đo phải yên tĩnh.
XEM THÊM: