Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đăng Tuân

Giới thiệu

TS.BS Nguyễn Đăng Tuân có hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu. TS Tuân đã tham gia nhiều khóa đào tạo chiến lược điều trị nhiễm cúm A H5N1 nặng và lọc máu hấp phụ PMX tại Nhật Bản và kỹ thuật ECMO trong điều trị suy hô hấp cấp nặng; kỹ thuật ECMO tại giường trong hỗ trợ tim phổi; kiểm soát đường thở khó,... tại Pháp, Mỹ, Đức, Hàn Quốc.

Trong quá trình công tác, TS Nguyễn Đăng Tuân đã nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen như giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ năm 2016, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2008, 2012. Ông cũng tham gia viết nhiều cuốn sách về chuyên ngành Hồi sức - Cấp cứu Chống độc. Đồng thời, ông cũng là thành viên Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam, Hiệp hội Tim phổi ngoài cơ thể (ECMO) thế giới ELSO (Extracorporeal Life Support Organization). 

TS.BS Nguyễn Đăng Tuân hiện là Giám đốc chuyên ngành Nội/HSCC Hệ thống y tế Vinmec kiêm Giám đốc khối Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chức vụ

Giám đốc chuyên ngành Nội/HSCC Hệ thống y tế Vinmec kiêm Giám đốc khối Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Kinh Nghiệm
  • 2005 - 2017: Khoa Hồi sức tích cực  - Bệnh viện Bạch Mai

  • 2017 - 2018: Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

  • 2018 - nay: Giám đốc chuyên ngành Nội/HSCC Hệ thống y tế Vinmec kiêm Giám đốc khối Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Giải thưởng và ghi nhận
  • Giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ năm 2016

  • Bằng khen của bộ trưởng Bộ Y tế năm 2008, 2012

  • Giải nhất Hội thi tuổi trẻ sáng tạo Y Dược khu vực Hà Nội lần thứ XXII, giải nhì lần thứ XXIII, giải khuyến khích lần thứ XXIV

  • Huy hiệu sáng tạo tuổi trẻ Đoàn thanh niên cộng sản  Hồ Chí Minh 2008

  • Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở bệnh viện Bạch Mai liên tục các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016

  • Giấy khen của Giám đốc BV Bạch Mai 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016

  • Giấy khen Sở Y tế Hòa Bình 2012 và Sở Y tế Ninh Bình 2015

Sách, báo, công trình nghiên cứu

Tham gia viết sách:

  • Cẩm nang cấp cứu – Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2016 – Đồng tác giả

  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa – NXB Y học HN 2012 – Đồng tác giả

  • Kỹ thuật thở máy và hồi sức cơ bản – NXB Y học HN 2011 – Đồng tác giả

  • Kỹ thuật thở máy và hồi sức hô hấp nâng cao – NXB Y học 2012 – Đồng tác giả

  • Hồi sức tích cực cơ bản – NXB Y học HN 2013 – Đồng tác giả

  • Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – NXB Y học Hà Nội 2012 – Đồng tác giả

  • Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Hồi sức - Cấp cứu - Chống độc, NXB Y học Hà Nội 2018 – Đồng tác giả

  • Hướng dẫn sử dụng kháng sinh Bộ Y tế - NXB Y học HN 2015 – Đồng tác giả

  • Kháng sinh dùng trong Hồi sức tích cực – NXB Y học 2017 – Đồng tác giả

  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện và viêm phổi liên quan thở máy – NXB Y học 2017 – Đồng tác giả

  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn – NXB Y học 2017 – Đồng tác giả.

Các công trình nghiên cứu:

  • Đánh giá hiệu quả và biến chứng của mở khí quản sớm ở các bệnh nhân thông khí nhân tạo dài ngày, đề tài cấp cơ sở BV Bạch Mai, 2006.

  • Nhận xét kỹ thuật lọc máu liên tục qua 190 lần lọc máu tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai, đề tài cơ sở BV Bạch Mai, 2008.

  • Đánh giá hiệu quả và an toàn của phác đồ lọc máu liên tục sửa đổi tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, đề tài cơ sở BV Bạch Mai, 2010.

  • Nghiên cứu thí điểm điều trị toàn diện bệnh nhân nhiễm cúm A H5N1, đề tài cấp Bộ năm 2010.

  • Nghiên cứu một số kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một số bệnh, đề tài cấp nhà nước năm 2013.

Các bài báo chuyên ngành:

  • Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Gia Bình (2006), “Đánh giá hiệu quả và biến chứng của mở khí quản sớm ở các bệnh nhân thông khí nhân tạo dài ngày”, Tạp chí Y học lâm sàng, tập 1, 12/2006, tr. 97 - 100.

  • Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Gia Bình (2008), “Nhận xét kỹ thuật lọc máu liên tục qua 190 lần lọc máu tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí y học lâm sàng, số 34, 11/2008, tr. 51-56.

  • Ngô Minh Biên, Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn, Đào Xuân Cơ, Lê Thị Diễm Tuyết, Nguyễn Đăng Tuân và Nguyễn Công Tấn (2008), “Kết quả nghiên cứu bước đầu ứng dụng kỹ thuật lọc máu bằng hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn trong điều trị suy gan cấp”, Tạp chí y học lâm sàng, số 26, 6/2008), tr. 33-35.

  • Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Gia Bình và Đặng Quốc Tuấn (2008), “Cập nhật chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn”, Tạp chí y học lâm sàng, số 34, 11/2008, tr. 6-10.

  • Vũ Văn Đính, Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn, Ngô Minh Biên, Nguyễn Công Tấn, Phạm Thứ Hà, Lê Thị Diễm Tuyết, Nguyễn Đăng Tuân, Giang Thục Anh, Bùi Thị Hương Giang, Trần Thúy Hạnh, Ngô Quý Châu, Phạm Minh Thông, Trịnh Thị Ngọc, Đào Xuân Cơ, Vũ Tường Vân, Nguyễn Xuân Quang (2008), “Nhân hai trường hợp viêm phổi nặng do nhiễm virut cúm A H5N1”, Tạp chí y học lâm sàng, số 34, 11/2008, tr. 17-21.

  • Bùi Thị Hương Giang, Nguyễn Đăng Tuân, Bùi Văn Tám, Đặng Quốc Tuấn (2009), “Đánh giá sự thay đổi các thông số huyết động ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn (SNK) thời điểm nhập viện bằng ống thông Swan-ganz”, Y học Việt Nam số 7, 2/2009, tr. 4-8.

  • Vũ Văn Đính, Ngô Quý Châu, Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn, Giang Thục Anh, Đào Xuân Cơ, Nguyễn Công Tấn, Lê Thị Diễm Tuyết, Nguyễn Đăng Tuân, Bùi Thị Hương Giang, Bùi Văn Cường (2010), “Nhân một trường hợp cứu sống cả con và sản phụ bị viêm phổi nặng do nhiễm virut cúm A H5N1”, Tạp chí y học lâm sàng, số 48, 1/2010, tr. 7-13.

  • Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn, Lê Thị Diễm Tuyết, Đào Xuân Cơ, Nguyễn Đăng Tuân, Phạm Thế Thạch, Mai Văn Cường, Bùi Văn Cường, Bùi Thị Hương Giang, Nguyễn Công Tấn, Giang Thục Anh, Vương Hải Hà, Lê Võ Kiên (2012), “Nhân một trường hợp viêm cơ tim cấp có biến chứng sốc nặng được cứu sống nhờ kỹ thuật trao đổi oxy qua màng tại giường (ECMO), Tạp chí y học lâm sàng số 69, 12/2012, tr. 50-53.

  • Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn, Nguyễn Đăng Tuân, Bùi Văn Cường, Mai Văn Cường, Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Đức Hùng, Nguyễn Lan Hiếu, Nguyễn Ngọc Quang (2013), “Nhân một trường hợp Nhồi máu cơ tim cấp biến chứng ngừng tuần hoàn được cứu sống nhờ phối hợp chặt chẽ giữa Khoa Cấp cứu – Đơn vị can thiệp mạch vành – Khoa Hồi sức tích cực”, Tạp chí tim mạch Tim mạch học Việt Nam, số 63.2013, tr. 42-48.

  • Nguyễn Đăng Tuân, Đào Xuân Cơ, Nguyễn Gia Bình, Trần Thanh Cảng, Nguyễn Thị Dụ (2015), “Đánh giá vai trò của phương pháp lọc máu liên tục trong điều chỉnh các rối loạn nước điện giải và toan kiềm ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn”, Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 6/số 1, tập 435, tr. 178-181.

  • Nguyễn Đăng Tuân, Đào Xuân Cơ, Nguyễn Gia Bình, Trần Thanh Cảng, Nguyễn Thị Dụ (2015), “Đánh giá hiệu quả trên huyết động ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn của phương pháp lọc máu liên tục CVVH”, Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 6/số 1, tập 435, tr. 153-156.

  • Nguyễn Đăng Tuân, Đào Xuân Cơ, Nguyễn Mạnh Dũng (2016), “Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của phương pháp lọc máu liên tục CVVH trong phối hợp điều trị sốc nhiễm khuẩn”, Tạp chí Y học lâm sàng 108, tập 11, số đặc biệt tháng 9/2016, tr. 307-312.

  • Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn, Lê Thị Diễm Tuyết, Nguyễn Đăng Tuân và cs (2012), “Nhân một trường hợp viêm cơ tim cấp có biến chứng sốc nặng được cứu sống nhờ kỹ thuật trao đổi oxy quan màng tại giường”, Tạp chí Y học lâm sàng, số 69 tháng 12, tr. 51-53.

  • Binh NG, Hayakawa K, Co DX, Tuan ND, Anh NH, Thuy NT, Phuong DM, Huong NT, Thuy PT, Chau NQ, Nhung PH, Gam do TH, Hai DT, Huong TT, Van Anh L, Takeshita N, Ohmagari N (2015) The efficacy and nephrotoxicity associated with colistin use in an intensive care unit in Vietnam: Use of colistin in a population of lower body weight. International journal of infectious diseases : IJID : official publication of the International Society for Infectious Diseases 35:18-23

  • Binh NG, Manabe T, Co DX, Tuan ND, Thach PT, Kudo K (2015) Polymyxin-B-immobilized-fiber column hemoperfusion with oseltamivir treatment for ARDS due to influenza H1N1/09. Respirology case reports 3:57-60

  • Kudo K, Binh NG, Manabe T, Co DX, Tuan ND, Izumi S, Takasaki J, Minh DH, Thuy PT, Van VT, Hanh TT, Chau NQ (2012) Clinical preparedness for severe pneumonia with highly pathogenic avian influenza A (H5N1): experiences with cases in Vietnam. Respiratory investigation 50:140-150

  • Manabe T, Pham TP, Kudo K, Vu TT, Takasaki J, Nguyen DT, Dao XC, Dang HM, Izumi S, Nguyen GB, Ngo QC, Tran TH (2012) Impact of education and network for avian influenza H5N1 in human: knowledge, clinical practice, and motivation on medical providers in Vietnam. PloS one 7:e30384

  • Manabe T, Yamaoka K, Tango T, Binh NG, Co DX, Tuan ND, Izumi S, Takasaki J, Chau NQ, Kudo K (2016) Chronological, geographical, and seasonal trends of human cases of avian influenza A (H5N1) in Vietnam, 2003-2014: a spatial analysis. BMC infectious diseases 16:64

Dịch vụ
  • Hồi sức Nội khoa

  • Hồi sức Ngoại chung

  • Hồi sức ghép tạng

Quá trình đào tạo
  • 1996 - 2001: Bác sĩ Đa khoa tại trường Đại học Y Hải Phòng.
  • 2002 - 2005: Bác sĩ Nội trú bệnh viện chuyên ngành Hồi sức Cấp cứu - trường Đại học Y Hà Nội
  • 2006: Hoàn thành chương trình đào tạo về cấp cứu và nhận bằng tốt nghiệp trường Đại học Nantes (Pháp)
  • 2007: Hoàn thành khóa đào tạo về “Y học gia đình – Family Medicine” do tổ chức REI Hoa Kỳ tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai. Hoàn thành khóa đào tạo Training for Trainer do Học viện AITC – Việt Nam tổ chức
  • 2008: Hoàn thành khóa đào tạo về chiến lược điều trị nhiễm cúm A H5N1 nặng và lọc máu hấp phụ PMX tại Nhật Bản và kỹ thuật ECMO trong điều trị suy hô hấp cấp nặng
  • 2009 - 2010: Thực tập sinh tại Bệnh viện MayO Clinic và Denver Health Center - Hoa Kỳ
  • 2010: Đào tạo kỹ thuật ECMO tại giường trong hỗ trợ tim phổi tại Đức
  • 2011: Hoàn thành khóa học về thiết kế, tiến hành và công bố các nghiên cứu trong lĩnh vực ICU
  • 2016: Đào tạo về kiểm soát đường thở khó tại Hàn Quốc
  • 2018: Đào tạo chương trình “ECMO – Bridge to the Future” tại Đức do ELSO tổ chức
Ngôn ngữ
Khách hàng đánh giá Bác sỹ Nguyễn Đăng Tuân:  0 lượt

Điểm trung bình mức độ hài lòng của khách hàng hiển thị bên dưới được lấy từ khảo sát trải nghiệm khách hàng độc lập của phòng Quản lý chất lượng.

Các câu trả lời được đo trên thang điểm từ 1 đến 5 với 5 là điểm tốt nhất tương đương với mức “Rất tốt”.

Các ý kiến nhận xét phản ánh quan điểm và ý kiến khách quan của khách hàng.

 

Hiện không có nhận xét về bác sĩ này.