Tư thế ngồi laptop để không đau cổ vai gáy

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Võ Khắc Khôi Nguyên, Chuyên khoa Ngoại Xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Laptop gây đau cơ xương khớp. Hình ảnh gõ laptop khi ở ghế sofa, ngồi trên giường, trên sàn nhà, hay thậm chí sử dụng máy tính xách tay trong tư thế nằm sấp rất phổ biến, đó chính là các các tình huống không đặt laptop bàn làm việc đúng chuẩn.

1. Tư thế ngồi làm việc ảnh hưởng lớn đến cơ xương khớp

Bác sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên, Chuyên khoa Ngoại Xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park chi biết: Các tư thế nằm sấp khiến cổ phải ngửa ra nhiều hơn, vai, khuỷu tay và cổ tay ở vị trí không trung lập, dẫn đến khó chịu ở vùng cổ nhiều hơn ở tư thế ngồi làm việc thông thường.

Khi đặt laptop trên ghế sofa và trên giường, phải gập cổ nhiều hơn khi ngồi ở làm việc ở bàn có chiều cao thấp.

Khi ngồi trên bàn thấp quá thì vai lại uốn nhiều hơn đáng kể so với khi ngồi trên ghế sofa và trên giường.

Khi màn hình laptop thấp hơn tầm mắt so với dùng máy tính để bàn dẫn đến tư thế cổ gập nói trên sẽ dẫn đến trọng tâm của đầu rơi xuống ở phía trước trục chịu lực của cột sống cổ. Do đó, các cấu trúc như dây chằng và các cơ vùng cổ bị kéo căng liên tục dẫn đến cảm giác đau mỏi khó chịu.

Như vậy, cả 3 tư thế này đều gây ra đau vùng cổ vai gáy cho người dùng laptop chỉ sau khoảng 10 phút.

2. Lưu ý cách ngòi o làm việc tốt cho cơ xương khớp

Những người sử dụng laptop thường dễ bị đau cơ xương khớp, đặc biệt là vùng nửa thân trên. 70% người sử dụng laptop bị đau cổ. Do đó, khi phải sử dụng máy tính xách tay bên ngoài môi trường văn phòng, bạn hãy cân nhắc về thời gian và vị trí ngồi để giảm thiểu các vấn đề cơ xương khớp mắc phải. Ngay cả khi làm việc với laptop tại văn phòng, hãy để máy ở vị trí ngang mắt, nếu cần kê cao máy lên để cổ không bị gập.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

453 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bidisamin 250
    Công dụng thuốc Bidisamin 250

    Bidisamin 250 thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, điều trị bệnh gút và xương khớp. Để việc điều trị bằng thuốc Bidisamin 250 an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ ...

    Đọc thêm
  • artrilase
    Công dụng thuốc Artrilase

    Artrilase được chỉ định điều trị trong trường hợp làm giảm các triệu chứng của bệnh xương khớp. Hãy cùng tìm hiểu thuốc Artrilase công dụng gì, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc để đảm bảo ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Cartilamine
    Công dụng thuốc Cartilamine

    Cartilamine thuộc nhóm thuốc hỗ trợ hạ sốt, giảm đau, điều trị Gút và bệnh lý xương khớp. Cartilamine thành phần chính là Glucosamine sulphate potassium chloride với hàm lượng 296mg Glucosamine. Thuốc Cartilamine đóng trong hộp 3 vỉ x ...

    Đọc thêm
  • Docarmin
    Công dụng thuốc Docarmin

    Thuốc Docarmin được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa xương khớp, viêm xương khớp,... Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để phát huy tốt nhất công dụng ...

    Đọc thêm
  • diraxib Capsule
    Công dụng thuốc Diraxib Capsule

    Thuốc Diraxib Capsule có thành phần chính là Diacerhein hàm lượng 50 mg. Diraxib Capsule công dụng trong điều trị các trường hợp bệnh viêm xương khớp, thoái hóa khớp. Nắm các thông tin cơ bản của thuốc Diraxib Capsule ...

    Đọc thêm