Trường hợp nào cần mổ thay khớp háng nhân tạo?

Mổ thay khớp háng nhân tạo được chỉ định cho các bệnh lý khớp háng khi những phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Sau đây là các chỉ định cho những trường hợp cần phẫu thuật thay khớp háng.

1. Tổng quan về mổ thay khớp háng nhân tạo

1.1 Mổ thay khớp háng là gì?

Phẫu thuật thay khớp háng là kỹ thuật cắt bỏ khớp háng bị đau do tổn thương bệnh lý rồi thay thế bằng khớp háng nhân tạo. Thông thường, mổ thay khớp háng nhân tạo được chỉ định khi có tổn thương nặng ở khớp háng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh.

Phẫu thuật thay khớp háng giúp người bệnh thoái khỏi cơn đau dai dẳng, cải thiện vận động khớp háng để quay trở lại hoạt động sinh hoạt như bình thường. Hiện, việc cải tiến những vật liệu và kỹ thuật thay khớp háng mới đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho bệnh nhân.

1.2 Các kỹ thuật mổ thay khớp háng

Hiện nay, kỹ thuật mổ thay khớp háng nhân tạo được chia thành 2 loại gồm:

  • Thay khớp háng toàn phần: Người bệnh được thay toàn bộ mặt khớp của xương đùi và ổ cối. Kỹ thuật này được chỉ định khi bệnh nhân mắc các tổn thương khớp háng như hoại tử vô khuẩn, thoái hóa khớp háng và có đủ sức khỏe để trải qua quy trình thay khớp háng nhân tạo kéo dài;
  • Thay khớp háng bán phần: Người bệnh chỉ thay thế phần chỏm xương đùi, không thay thế ổ cối. Kỹ thuật này chỉ định cho các trường hợp chấn thương gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi hoặc những người có sức khỏe yếu, không thể thực hiện thay khớp toàn phần. Hiện nay, hầu hết khớp háng bán phần là loại khớp lưỡng cực với khả năng cải thiện được biên độ vận động của bệnh nhân.

1.3 Ưu điểm nổi bật của phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo

Phương pháp điều trị này đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi vì:

  • Ít gây tổn hại tới các phần mềm xung quanh khớp;
  • Bộc lộ chính xác vị trí khớp háng cần thay thế;
  • Thời gian phẫu thuật ngắn;
  • Giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng;
  • Rút ngắn số ngày nằm viện sau phẫu thuật;
  • Giảm đau trong và sau mổ. Khớp sau khi được thay rất vững, tạo điều kiện cho bệnh nhân tập phục hồi chức năng sớm để sớm quay trở lại sinh hoạt bình thường.
mổ thay khớp háng nhân tạo
Mổ thay khớp háng nhân tạo trong trường hợp bị thoái hóa khớp háng nặng

2. Các trường hợp cần mổ thay khớp háng nhân tạo

Chỉ định phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng nặng, khó khăn khi cử động khớp háng;
  • Người bệnh bị thoái hóa khớp háng độ IV hoặc nặng hơn;
  • Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp bị tổn thương sụn khớp ở chỏm xương đùi và sụn ổ cối;
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiêu chỏm xương đùi nặng, khó khăn khi cử động khớp háng;
  • Người bệnh bị gãy cổ xương đùi hoặc vỡ chỏm xương đùi do nguyên nhân chấn thương;
  • Bệnh nhân đã thay khớp háng nhưng gặp biến chứng hoặc không đạt hiệu quả như mong muốn;
  • Trường hợp khác: Người bệnh u xương hoặc bị đau kéo dài và đi lại khó khăn dù đã điều trị bảo tồn tích cực.

3. Chống chỉ định phẫu thuật thay khớp háng

Kỹ thuật mổ thay khớp háng chống chỉ định cho những bệnh nhân gặp các vấn đề sau:

  • Đang có ổ nhiễm trùng bùng phát ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể;
  • Mắc bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng;
  • Khung xương chưa phát triển hoàn thiện;
  • Liệt nửa người, liệt 2 chi dưới hoặc bị yếu cơ quanh khớp háng do mắc bệnh lý ngoài khớp.

Khi được chỉ định mổ thay khớp háng nhân tạo, người bệnh sẽ không còn đau đớn, đi lại và vận động dễ dàng hơn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ biến chứng sau mổ, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình trị liệu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan