Quá trình liền dây chằng chéo trước
Khi chấn thương dẫn đến gãy xương thì dù có phẫu thuật hay áp dụng điều trị bảo tồn, vấn đề quan tâm nhiều nhất ở đây vẫn là liền xương. Trong phẫu thuật tạo hình dây chằng, liền dây chằng cũng cũng có vai trò quan trọng tương tự đồng thời là yếu tố đảm bảo thành công của quá trình điều trị. Vậy quá trình liền dây chằng mất bao lâu và diễn ra như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin về chủ đề này.
1. Dây chằng chéo trước và chấn thương gây đứt dây chằng trước chéo
Liên kết xương đùi và xương ống giúp làm vững khớp gối được thực hiện bởi dây chằng chéo trước, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra cho xương chày có nguy cơ bị lệch khỏi vị trí đồng thời trượt ra trước hoặc sau.
Đứt dây chằng chéo trước do đầu gối bị tác động mạnh gây đứt một phần hoặc có thể đứt toàn phần. Và trường hợp dây chằng chéo trước đứt hoàn toàn xảy ra khá phổ biến. Tỷ lệ tổn thương dây chằng chéo trước chiếm khoảng 50% và các cấu trúc của đầu gối như dây chằng bên cạnh, sụn chêm... đều có thể bị tổn thương. Hơn nữa, đứt dây chằng chéo trước xảy ra ở nữ giới phổ biến hơn so với nam giới. Bởi vì nữ giới có xương hậu rộng hơn, khiến cho xương đùi và xương chày hợp thành một góc lớn hơn và gây nên áp dụng nhiều hơn cho dây chằng chéo trước và áp lực này sẽ tăng lên khi thực hiện các chuyển động xoắn làm tăng nguy cơ chấn thương.
Đứt dây chằng chéo trước kèm theo những cơn đau điển hình ở khu vực khớp gối, khi đó có thể xuất hiện những tiếng lục cục khi cử động khớp và khớp gối không còn ổn định không chịu được lực đỡ. Một số trường hợp vùng khớp gối có thể sưng phù lên sau vài giờ khi bị chấn thương và có thể sẽ bị mất toàn bộ chuyển động ở đầu gối.
Nguyên nhân chính của tình trạng đứt dây chằng chéo trước do đầu gối bị vặn khi ngã ở tư thế chân tiếp đất khi nhảy hoặc bị xoay người theo hướng ngược lại một cách đột ngột. Hoặc có thể do cú va chạm mạnh vào đầu gối gây ra chấn thương. Tuỳ theo mức độ nghiêm trong của chấn thương sẽ phân loại tổn thương ở vị trí dây chằng:
- Cấp độ 1 - dây chằng chéo trước đã bị giãn quá mức, nhưng vẫn có thể giữ ổn định cho đầu gối.
- Cấp độ 2 - dây chằng có thể đứt một phần và liên quan đến độ kéo căng khiến cho khớp gối trở nên lỏng lẻo mất vững.
- Cấp độ 3 - dây chằng chéo trước đứt hoàn toàn, và đứt rời không còn kiểm soát được xương bánh chè nữa.
2. Thời gian dây chằng chéo trước đứng kéo dài có ảnh hưởng tới các hoạt động khác không?
Trong trường hợp đứt dây chằng chéo trước không được điều trị sớm và đúng cách thì có thể sẽ khiến cho khớp gối bị tổn thương nhiều hơn, thậm chí một số trường hợp có thể nghiêm trọng hơn. Tình trạng lỏng lẻo của khớp gối tăng dần lên, khớp khối mất vững đồng thời làm tăng nguy cơ rách sụn chêm. Tỷ lệ người bị rách sụn ngay tại thời điểm dây chằng chéo trước chiếm khoảng hơn 30%. Lớp sụn lót teflon đầu gối thường bị tổn thương khi rách hoặc đứt dây chằng chéo trước đồng thời cũng làm gia tăng tốc độ tiến triển của thoái hóa khớp. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể cảm thấy rất đau đớn, khi thay đổi dáng đi do dương chảy lúc này trượt về phía trước. Và dây chằng chéo trước không có khả năng cố định lại gây nên tình trạng mất vững. Một vài trường hợp có thể gặp biến chứng nghiêm trọng do đứt dây chằng chéo trước tăng cao nguy cơ thoái hoá khớp gối và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh trong thời gian sắp tới.
Tổn thương dây chằng chéo trước có thể để lại những ảnh hưởng lớn cho khớp gối cũng như sức khỏe của người bệnh, đồng thời còn làm hạn chế khả năng đi lại của người bệnh. Quá trình liền dây chằng chéo trước sẽ phù thuộc vào việc điều trị khi phát hiện ra tình trạng đứt dây chằng chéo trước. Vì vậy cần phát hiện sớm tình trạng này và có những chẩn đoán xác định để đưa ra những phương án xử trí hợp lý.
3. Thời gian dây chằng chéo trước bị đứt có thể lành
Phục hồi chấn thương nói chung và phục hồi tình trạng đứt dây chằng chéo trước nói riêng nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ tổn thương và phương pháp điều trị.
Trong trường hợp đứt dây chằng chéo không cần thực hiện phẫu thuật thì sau khoảng 3 tháng dây chằng bị rách có thể sẽ liền mạch trở lại. Tuy nhiên, thực tế thì dây chằng không thể tự lành lại mà không có sự can thiệp. Dây chằng sẽ tạo thành các mô xơ để sửa chữa tổn thương, Vì vậy, tuy không rách nhưng dây chằng đã bị giãn hơn so với ban đầu và có thể dẫn đến hoạt động các chức năng bị ảnh hưởng. Nhằm giúp giữ được sự ổn định của dây chằng, thì bạn có thể được khuyên nên sử dụng nạng tránh cho trường hợp gây áp lực lớn từ cơ thể lên đầu gối, đồng thời cũng nên đeo nẹp để hỗ trợ và ổn định đầu gối. Bên cạnh đó cũng nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh của cơ bắp cũng như phục hồi phạm vi chuyển động của cơ thể và chân.
Trong trường hợp người bệnh được bác sĩ đề nghị thực hiện phẫu thuật mổ đứt dây chằng chéo trước thì sau khi tái tạo dây chằng chéo trước có thể mất khoảng từ 7 đến 9 tháng dây chằng mới có thể hoàn toàn phục hồi và sẵn sàng cho các hoạt động hàng ngày như trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình dây chằng phục hồi thì người bệnh vẫn cần sử dụng nạng và nẹp cố định đầu gối. Với những trường hợp bệnh nhân thực hiện phẫu thuật thì quá trình tập vật lý trị liệu đóng vai trò khá quan trọng giúp phục hồi dây chằng bị đứt. Và các bài tập giãn cơ cũng như tăng cường sức mạnh có thể giúp cho người bệnh giảm được tình trạng đau đớn và sưng phồng ở vị trí tổn thương.
Chăm sóc, phục hồi sau mổ dây chằng trước giúp cho quá trình phẫu thuật hiệu quả hơn. Sau khi hoàn thành cuộc phẫu thuật đứt dây chằng thì người bệnh cần thực hiện một số hướng dẫn của bác sĩ: Thực hiện tư thế nằm với chân được kê lên cao và dành thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng có lợi cho quá trình điều trị. Trong quá trình chăm sóc phục hồi, cần quan sát vết thương và cần thực hiện chườm lạnh đầu gối để giảm tình trạng phù nề. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn giúp kiểm soát cơn đau sau quá trình phẫu thuật. Hơn nữa, người bệnh sẽ phải tập làm quen với đi nạng sao cho đúng giúp giảm áp lực của cơ thể lên các vị trí tổn thương, giúp cho quá trình sau phẫu thuật nhanh chóng được phục hồi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.