......

Những điều bạn cần biết về chấn thương bong gân đầu gối

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Bong gân khớp gối có thể xảy ra ở bất kỳ người nào, chỉ cần chịu một lực tác động hoặc cử động sai tư thế là có thể dẫn đến tình trạng nói trên. Phần chân và đầu gối của cơ thể người là phần chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể và chịu trách nhiệm di chuyển. Vì vậy, việc chuẩn bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho cơ khớp gối là vô cùng quan trọng.

1. Bong gân đầu gối là gì ?

Khớp đầu gối là nhóm khớp bản lề, giữ vai trò quan trọng trong việc di chuyển trước sau. Khớp đầu gối gồm bốn dây chằng chính. Hai dây chằng phụ trách cử động trước và sau. Hai dây chằng còn lại có tác dụng trong điều khiển cử động sang hai bên.

Bong gân đầu gối liên quan đến tình trạng dây chằng bị rách hoặc quá căng giữa các mô giữ xương với nhau. Bong gân đầu gối khiến các cấu trúc trong khớp gối nối xương đùi với xương ống chân bị tổn thương. Ngoài gây đau đớn, bong gân đầu gối còn có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm khớp.

2. Triệu chứng bong gân đầu gối

Tùy thuộc vào từng nhóm dây chằng bị tổn thương, người bị bong gân đầu gối có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Sưng tấy
  • Đầu gối bầm tím
  • Co thắt cơ
  • Khó cử động đầu gối và chân
  • Chân không đứng vững
  • Có tiếng đứt cơ hoặc lạo xạo trong đầu gối
đau đầu gối
Sưng tấy là triệu chứng của bong gân đầu gối

3. Nguyên nhân bong gân đầu gối

Bất kỳ hoạt động nào tác động lên đầu gối khiến các cơ và dây chằng lệch khỏi vị trí tự nhiên đều có thể dẫn đến bong gân đầu gối. Người bị bong gân đầu gối thường có xu hướng chơi các môn thể thao sử dụng chân nhiều như chạy bộ, bóng đá, bóng rổ. Tương tự, việc co duỗi chân một cách cực đoan hoặc bị chấn thương bởi một tác động bên ngoài lên khu vực đầu gối cũng có thể gây ra tình trạng tương tự.

Ngoài ra, một số yếu tố khiến tăng tỷ lệ bị bong gân đầu gối bao gồm

  • Ít tập luyện hoặc đột ngột tập luyện với cường độ quá cao
  • Không khởi động hoặc khởi động không đúng cách trước khi bắt đầu bài tập
  • Sử dụng giày dép không phù hợp

4. Chẩn đoán bong gân đầu gối

Việc chẩn đoán bong gân đầu gối có thể được các bác sĩ thực hiện thủ công như kiểm tra bằng cách ấn lên từng dây chằng xem ở đâu có sự bất ổn. Đồng thời so sánh với bên đầu gối không bị thương và đưa ra kết luận dựa trên khả năng và mức độ vận động của người bệnh. Ngoài ra, chụp X- quang khớp gối hoặc sử dụng các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khác cũng là một lựa chọn tối ưu, cho phép các chuyên gia y tế trực tiếp nhìn thấy tình trạng đầu gối và mức độ nghiêm trọng của người bệnh, từ đó đưa ra tư vấn trị liệu phù hợp.

Chụp x quang khớp gối
Chụp X- quang khớp gối chẩn đoán bong gân đầu gối

5. Điều trị bong gân đầu gối

Một số các phương pháp điều trị bong gân khớp gối phổ biến bao gồm sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen. Ngoài ra, việc cho cơ bắp, đặc biệt là cơ khớp gối nghỉ ngơi đúng cách, kết hợp với chườm đá lạnh có thể khiến tình trạng tốt lên. Người bệnh có thể sử dụng một túi chườm đá mát, để lên phần đầu gối bị chấn thương trong vài giờ đồng hồ. Việc này giúp giảm đau cũng như ngăn ngừa chảy máu bên trong khớp.

Tương tự, các bác sĩ có thể tư vấn người bị bong gân đầu gối sử dụng nẹp hoặc thun cố định khớp y tế. Điều này giúp ổn định phần cơ bị tổn thương và hỗ trợ phục hồi. Tuy nhiên, việc sử dụng nẹp hoặc thun đúng cách là rất quan trọng để tránh các trường hợp tắc nghẽn lưu thông máu do kẹp quá chặt.

Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể được yêu cầu tiểu phẫu giúp nối lại phần dây chằng bị rách hoặc thay thế bằng một đoạn dây chằng khỏe mạnh. Những trường hợp này thường mất vài tuần cho đến vài tháng đẻ có thể phục hồi, đồng thời có thể cần các chương trình vật lý trị liệu hỗ trợ.

phục hồi chức năng khớp gối
Trường hợp nghiêm trọng hơn thường mất vài tuần cho đến vài tháng đẻ có thể phục hồi, đồng thời có thể cần các chương trình vật lý trị liệu hỗ trợ

6. Thời gian hồi phục bong gân đầu gối

Bong gân đầu gối được coi là tình trạng có thể dễ dàng phục hồi. Người bệnh chỉ cần không cảm thấy đau sưng hay khó hoạt động là đã có thể phục hồi hoàn toàn. Thời gian phục hồi bong gân đầu gối dao động từ hai đến bốn tuần phụ thuốc vào nhóm dây chằng bị tổn thương. Các trường hợp nặng hơn, không thể phục hồi hoàn toàn có thể mất đến 4 đến 6 tháng để phục hồi. Đồng thời, những trường hợp nghiêm trọng có thể không hồi phục hoàn toàn và gây ra viêm khớp theo thời gian.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo Healthline.com

33.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan