Nhận biết nang hoạt dịch khớp vai

Một nang hoạt dịch có thể trở thành khối u đủ lớn để chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh của khớp vai, gây đau và yếu các cơ ở một số bệnh nhân. Khi một dây thần kinh bị chèn ép mạnh, gây đau vai, sau đó là yếu vai và teo cơ. Vậy làm thế nào để nhận biết nang hoạt dịch khớp vai? Hãy cùng tìm hiểu thêm bài viết dưới đây.

1. Nang hoạt dịch là gì?

Nang hoạt dịch khớp là những u nang chứa đầy chất lỏng lành tính nằm bên dưới da hoặc cơ gần gân hoặc khớp, phát triển do sự thoái hóa của các khớp. Vì những nang này hình thành do sự thoái hóa của khớp nên chúng thường được tìm thấy ở những người trên 50 tuổi. U nang hạch có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, kể cả khớp vai. U nang hạch thường hình thành trong mô sâu của cơ thể như một u nang lớn hoặc một cụm u nang nhỏ hơn được nối với nhau bằng một cuống chung.

Nguyên nhân chính xác gây ra u nang hạch vẫn chưa được biết rõ, nhưng nhiều u nang ở hai bên phát triển sau khi bị rách môi. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng u nang hạch được hình thành khi chất lỏng bôi trơn khớp tự nhiên, được gọi là chất lỏng hoạt dịch, bị rò rỉ hoặc bị đẩy ra ngoài cuống chung, khiến hình thành một túi chứa đầy chất lỏng. Nhiều u nang hạch và nang tăng giảm kích thước. Ở một số bệnh nhân, u nang thậm chí sẽ tự biến mất hay lại xuất hiện lại vào một thời điểm khác.

2. Nhận biết nang hoạt dịch khớp vai

2.1. Về giải phẫu

Khớp vai trong cơ thể là khớp có biên độ dao động lớn, diện khớp rộng và lỏng lẻo, hệ thống gân của các cơ vận động xung quanh hỗ trợ vận động của khớp vai. Không giống với cơ chế hình thành của các nang hoạt dịch khớp khác, nang hoạt dịch khớp vai hình thành thường gắn liền với tổn thương của một bộ phận quan trọng trong khớp vai là sụn viền (labrum). Bởi vậy, các nang hoạt dịch khớp vai còn được gọi là nang cạnh sụn viền (paralabral cyst).

Sụn viền giữ vai trò quan trọng trọng làm vững khớp vai, nó dính liền với chu vi của ổ chảo khớp vai. Ở vị trí chỗ bám của sụn viền vào xương bị tổn thương khiến hình thành nên khe hở để chất hoạt dịch tràn vào hình thành nên nang hoạt dịch khớp vai.

Ở các vị trí trên khớp và sau khớp, các gân của chóp xoay thường liên tục với các cấu trúc xơ, các cấu trúc xơ này bám vào chỏm xương cánh tay tạo điều kiện cho các nang hoạt dịch có thể hình thành dễ dàng hơn mà không cần điều kiện là có tổn thương bao xơ của khớp.

Những điều trên cho thấy sự khác biệt so với các nang hoạt dịch của các khớp khác là:

  • Màng hoạt dịch không gặp phải tình trạng thoát vị
  • Tình trạng tổn thương bao xơ của khớp có thể có hoặc không.

2.2. Về lâm sàng

Nang hoạt dịch khớp vai không giống các nang hoạt dịch của khớp khác là có thể sờ thấy được do có rất nhiều lớp cơ bao bọc xung quanh khớp vai. Thêm nữa, do vị trí hình thành nang gần như nằm dưới các gân chóp xoay và có liên quan đến tổn thương phần sụn viền nên các tình trạng nang hoạt dịch khớp vai có các triệu chứng lâm sàng như:

  • Đau: Đau vai tăng lên khi vai giạng 60° và 120° (vòng cung chuyển động đau) và giảm đi khi vai giạng < 60° hoặc giạng > 120°. Đau có thể được bệnh nhân mô tả là đau âm ỉ và không rõ vị trí cụ thể. Rách hoàn toàn dẫn tới đau cấp và yếu động tác giạng vai. Khi rách lớn chóp xoay, yếu động tác dạng ngoài của vai thường rõ.
  • Ở một số bệnh nhân có thể thấy nang hoạt dịch phía sau bên trên khớp vai phát triển lớn gây chèn ép vào dây thần kinh trên vai dẫn đến các triệu chứng đau do chèn ép thần kinh và thậm chí là tình trạng teo cơ.
Đau khớp vai là triệu chứng có thể gặp khi người bệnh bị nang hoạt dịch khớp vai
Đau khớp vai là triệu chứng có thể gặp khi người bệnh bị nang hoạt dịch khớp vai

Tuỳ theo vị trí xuất hiện nang hoạt dịch mà nó có thể gây các chèn ép khác nhau hay gặp nhất là hai vị trí:

  • Nang ở vị trí phía sau bên trên do tổn thương sụn viền sau chèn ép vào dây thần kinh trên vai, gây tình trạng đau và teo cơ phía sau trên khớp vai
  • Nang ở vị trí phía trên do tổn thương sụn viền phía trước bên trên (hay còn gọi là tổn thương SLAP), nang phát triển lớn chèn ép vào gân chóp xoay, gây tình trạng đau và hạn chế vận động vai.
  • Ngoài ra còn có trường hợp nang hoạt dịch phía trước dưới khớp vai gây chèn ép vào bó mạch thần kinh cánh tay ở vùng nách.

3. Chẩn đoán và điều trị nang hoạt dịch khớp vai

3.1. Về chẩn đoán

Thông thường do không thể nhìn thấy hay sờ thấy các nang hoạt dịch khớp vai nên bệnh nhân thường đến khám khi đã có những triệu chứng của nang và tình trạng rách sụn viền gây ra như đau, hạn chế vận động.

Để chẩn đoán xác định được đó có phải là nang hoạt dịch hay không thường dựa vào phim chụp cộng hưởng từ khớp vai, nếu có thể là chụp phim có tiêm thuốc tương phản từ vào khớp.

Bác sĩ có thể xác nhận thêm bằng cách sử dụng một ống tiêm để hút một số chất lỏng trong u nang (chọc hút bằng kim) hoặc siêu âm. Siêu âm là một xét nghiệm cận lâm sàng cung cấp hình ảnh liên quan đến việc sử dụng sóng âm thanh và điều này có thể giúp đánh giá vết sưng xem nó chứa đầy chất lỏng (nang) hay ở dạng rắn. Siêu âm cũng có thể phát hiện xem có động mạch hoặc mạch máu gây ra khối u hay không. Ưu điểm của việc phát hiện nang qua siêu âm đang trở nên phổ biến rộng rãi hơn, nó nhanh chóng, tương đối rẻ và là một chế độ hình ảnh đáng tin cậy.

3.2. Về điều trị

Không giống như các nang của các khớp khác, nang hoạt dịch khớp vai khi đã có triệu chứng thì chỉ định can thiệp khá rộng rãi. Các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp điều trị để giải phóng sự chèn ép của nang lên các dây thần kinh đồng thời còn kèm theo sửa chữa tổn thương sụn viền (nếu có) để tránh tái phát.

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị nang hoạt dịch khớp vai
Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị nang hoạt dịch khớp vai

Ở Việt Nam, điều trị khớp vai sẽ được can thiệp qua nội soi khớp vai để chẩn đoán xác định, cùng với việc sửa chữa các tổn thương sụn viền dễ dàng là việc giải phóng áp lực trong nang. Một ưu điểm khác nữa là can thiệp nội soi thường nhẹ nhàng, giai đoạn hậu phẫu tương đối đơn giản, những can thiệp ít xâm lấn thì sẽ có càng ít hơn những ảnh hưởng đến chức năng khớp vai về sau.

Phẫu thuật có thể giải quyết hiệu quả các triệu chứng của bạn. Phẫu thuật cắt bỏ u nang hạch giúp giảm đáng kể nguy cơ u nang tái phát. Tuy nhiên, hạch vẫn tái phát sau phẫu thuật trong khoảng 5% đến 15% trường hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: shouldersurgeonlongisland.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

643 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan