Lời khuyên để bạn có tư thế vận động, sinh hoạt đúng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội cơ xương khớp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tư thế xấu có thể dẫn đến căng thẳng quá mức đối với cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị biến dạng, các cơ thắp tư thế có khả năng bị chấn thương và dẫn đến đau lưng.

1. Bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là một trong những bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hoá. Bệnh có trên 200 loại khác nhau và các loại bệnh thường gặp bao gồm:

  • Viêm khớp. Tình trạng sụn khớp bị mòn, vỡ hoặc viêm nhiễm. Bệnh thường xảy ra ở những vị trí như khớp gối, háng, cổ tay, ngón tay...
  • Thoái hoá khớp. Quá trình lão hoá, tổn thương hay bào mòn sụn khớp hoặc sụn cột sống cùng với lượng dịch khớp ít dần không đủ để bôi trơn khiến khớp bị khô. Bệnh thường xảy ra ở các vị trị như khớp gối, háng, cột sống cổ, lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm. Địa đệm bị lệc ra khỏi vị trí bình thường đồng thời gây chèn ép dây thần kinh cột sống làm xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội.
  • Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp). Là bệnh mãn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động bị lỗi tấn công nhầm vào các mô cơ. Bệnh thấp khớp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp và gây ra các triệu chứng đau, sưng.
  • Đau thần kinh tọa. Bệnh gây ra những cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ thắt lưng đến gót chân.
  • Vôi hoá cột sống. Do canxi lắng đọng trên các dây chằng bám vào đốt sống, mẩu xương của cột sống.
  • Loãng xương. Tình trạng xảy ra khi xương bị mỏng và yếu dần, dễ dẫn đến tổn thương và bị gãy.
  • Ngoài ra, còn một số bệnh khác như: đau vai gáy, gai cột sống, tràn dịch khớp...
Biến chứng đau vai gáy
Đau vai gáy

2. Tư thế

Tư thế là trạng thái giữ cơ thể trong khi đứng, ngồi hoặc nằm.Tư thế vận động đúngtư thế sinh hoạt đúng là sự liên kết chính xác của các bộ phận cơ thể được hỗ trợ bởi mức độ căng cơ phù hợp với trọng lực cơ thể. Không có tư thế và các cơ điều khiển sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể sẽ ngã xuống đất.

Một số cơ nhất định trong cơ thể sẽ chịu trách nhiệm duy trì tư thế bình thường. Những nhóm cơ đó bao gồm gân kheo và cơ lưng lớn - là các loại cơ quan trọng trong việc duy trì tư thế đúng. Trong khi các dây chằng giúp giữ khung xương lại với nhau, thì các cơ này khi hoạt động đúng cách sẽ ngăn chặn lực hấp dẫn đẩy cơ thể về phía trước. Cơ bắp tư thế cũng duy trì tư thế và sự cân bằng của chúng trong quá trình vận động.

Tư thế vận động đúng và tư thế sinh hoạt đúng giúp cho cơ thể đứng, đi, ngồi và nằm ở những vị trí ít căng thẳng nhất trong việc hỗ trợ cơ bắp và dây chằng trong quá trình vận động và các hoạt động chịu trọng lượng.

Tư thế
Tư thế vận động đúng

Thêm vào đó, tư thế đúng còn giúp cho cơ thể giữ xương và khớp thẳng hàng sao cho cơ bắp được sử dụng một cách chính xác, giảm sự hao mòn bất thường của bề mặt khớp. Đó là nguyên nhân có thể dẫn đến viêm khớp thoái hoá và đau khớp. Nó còn có tác dụng giảm căng thẳng cho dây chằng giữ các khớp cột sống với nhau, giảm thiểu chấn thương. Không những thế nó còn giúp ngăn ngừa căng cơ, ngăn ngừa mệt mỏi cơ bắp.

Để duy trì tư thế hoạt động và sinh hoạt thích hợp, cần có sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp, chuyển động khớp bình thường ở cột sống và các vùng cơ thể khác cũng như các cơ tư thế đảm bảo cân bằng ở cả hai bên cột sống. Ngoài ra, cần phải nhận định được thói quen tư thế ở nhà và nơi làm việc để có thể sửa đúng nếu cần thiết.

3. Lời khuyên tư thế vận động đúng và tư thế sinh hoạt đúng

  • Không được đi với dáng vai thõng xuống. Tư thế này sẽ làm tăng thêm sự căng thẳng trên cột sống. Điều đó sẽ gây căng thẳng cho xương, cơ và khớp. Tư thế xấu này không chỉ ảnh hưởng đến lưng mà còn làm sụt giảm nhanh chóng các ở quan bên trong làm cho phổi và ruột hoạt động khó khăn hơn. Theo thời gian, điều này sẽ khiến cho cơ thể khó tiêu hoá thức ăn và không nhận đủ không khí đảm bảo cho quá trình thở.
  • Đứng thẳng lưng. Tư thế này sẽ giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái và trông đẹp hơn. Thực hiện tư thế này cần đứng thẳng giữ đầu thẳng và ép cằm vào trong, tai cũng nên giữ ở giữa vai. Đứng thẳng bằng vai, đầu gối thẳng và bụng thon. Hạn chế để hông nhô ra bên ngoài.
  • Không ngồi gục xuống bàn làm việc. Tư thế ngồi làm việc có thể là thoải mái nếu trượt và ngả người ra phía sau hoặc xoay một chút. Nhưng đó không phải là tư thế tốt. Hãy ngồi xuống ghế, đặt một chiếc khăn nhỏ, cuộn lại sau lưng để bảo vệ đường cong tự nhiên của cột sống. Cong đầu gối một góc phải và giữ cho chúng có cùng chiều cao hoặc cao hơn một chút so với hông.
  • Chú ý tư thế sử dụng điện thoại. Khi nghiêng đầu kiểm tra tin nhắn có thể sẽ làm căng cột sống. Và trạng thái này lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, thậm chí là trong năm có thể dẫn đến đau lưng, cổ...
Chú ý tư thế sử dụng điện thoại
Nên chú ý tư thế khi sử dụng điện thoại
  • Không lái xe quá chậm. Có thể tư thế ngả ghế khi lái xe tạo cảm giác thoải mái nhưng nó không phải tư thế đúng cho cơ thể. Thay vào đó, hãy kéo ghế về gần tay lái, cố gắng thả lỏng chân, cong đầu gối một chút và chúng nên ở mức độ thấp hơn hoặc cao hơn hông. Tốt nhất nên đặt một chiếc gối hay cuộn khăn để phía sau lưng để giữ cho cột sống cong tự nhiên.
  • Sử dụng giày dép vừa với bàn chân. Giày dép thiếu một chút so với bàn chân có thể làm cho chân đẹp hơn nhưng đó không phải là điều tốt cho tư thế của cơ thể. Giày khiêu vũ và giày cao gót đẩy phần cột sống về phía trước, và đè nặng lên lưng. Điều đó sẽ làm thay đổi xương sống và gây áp lực lên các dây thần kinh gây ra đau lưng. Giày cao cổ đến khối cũng khiến trọng lượng cơ thể tăng lên ảnh hưởng đến tư thế. Vì vậy, hãy chọn một đôi giày gót thấp, phù hợp với bàn chân.
  • Sử dụng gối đúng cách. Nên đặt gối dưới đầu để nó ngang với cột sống, đồng thời chọn những chiếc gối mỏng vừa phải giúp cho cột sống cong tự nhiên.
  • Tập thể dục và tăng cơ bụng. Trọng lượng của bụng quá nặng sẽ làm cho cơ thể thêm căng thẳng. Cơ bắp mạnh mẽ có thể hỗ trợ cột sống. Vì vậy, hãy luyện tập để giữ cho cơ thể và cột sống ở tư thế tốt.
  • Kiểm tra các sự cố. Nếu bị trượt hoặc ngã nên kiểm tra bằng cách đặt đầu dừa vào tường và di chuyển bàn chân sao cho ngón chân chạm vào tường. Lưng dưới và cổ để cách khoảng 5cm. Hoặc có thể gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan