Hình ảnh trực quan về viêm gân

Viêm gân là bệnh lý thuộc nhóm cơ xương khớp phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh viêm gân có những triệu chứng có thể nhận biết được và những người bị viêm gân nên quan sát sức khỏe của mình thật kỹ để kịp thời báo với bác sĩ ngay khi có triệu chứng nghi ngờ.

1. Bệnh viêm gân

Gân là một đoạn dây trong cơ thể kết nối giữa cơ với xương. Khi người bệnh mang vật quá nặng hoặc nâng vật nào đó lên một cách quá đột ngột thì có thể dẫn đến tình trạng đoạn dây này sẽ xuất hiện những vết rách li ti, sau đó gây ra tình trạng sưng tấy, đau nhức và rất khó để cử động. Ngoài ra, bệnh viêm gân còn có thể xảy ra khi người bệnh thực hiện một động tác hay chuyển động lặp đi lặp lại quá nhiều lần, hoặc do những hoạt động thể thao mà người bệnh thực hiện.

Triệu chứng viêm gân thường sẽ là bệnh nhân cảm thấy đau quanh khớp, đặc biệt khi bệnh nhân vẫn tiếp tục chơi những môn thể thao hay thực hiện những động tác lặp lại trong công việc. Ngoài ra, khi bị viêm gân, bệnh nhân còn cảm thấy các khớp yếu đi, có thể bị sưng lên, đỏ vùng da quanh khớp và sờ vào sẽ nóng hơn những vùng khác. Một số ít trường hợp còn có thể gặp phải nhiễm trùng khi bị viêm gân, khiến người bệnh nổi ban đỏ, sốt hay tiết dịch bất thường. Những triệu chứng khác trong bệnh viêm gân phụ thuộc vào từng trường hợp người bệnh bị viêm ở gân nào trong cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gân được cho là đến từ những chuyển động lặp lại nhiều lần trong một số nghề nghiệp điển hình như thợ mộc, thợ làm cảnh... hay chơi những môn thể thao như tennis, đánh golf, trượt tuyết, bóng chày... Tuy nhiên, viêm gân cũng có thể xảy ra nhanh chóng từ những áp lực một cách đột ngột. Ngoài ra, bệnh viêm gân mãn tính còn có thể do nguyên nhân tuổi tác hay những bệnh lý viêm khớp khiến làm bào mòn gân và những môn khác trong cơ thể.

Viêm gân có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất là với những bệnh nhân bị viêm khớp, gút, đái tháo đường hay những bệnh lý thận. Ngoài ra, nếu bệnh nhân đang dùng thuốc kháng sinh như Fluoroquinolone, hoặc thuốc Statin giảm Cholesterol thì cũng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Một số yếu tố thuận lợi khác dẫn đến bệnh viêm gân đó là tư thế xấu, hoặc người lớn tuổi vì lúc này gân trở nên kém co giãn, dễ bị rách hơn, đặc biệt là người ngoài 40 tuổi.

Để chẩn đoán chính xác viêm gân thì bác sĩ cần biết được tiền sử trước đây của người bệnh, có những chấn thương liên quan đến khớp hay không. Khi thăm khám lâm sàng thì cần biết được vị trí đau của bệnh nhân, có cảm giác ngứa ran hay không... Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thực hiện một số nghiệm pháp để kiểm tra xem cơn đau có tăng lên hay không. Ngoài ra, những thông tin về sự thay đổi công việc gần đây, hay thói quan tập thể dục thì cũng nên được cung cấp cho bác sĩ để định hướng nguyên nhân được rõ ràng hơn. Một số xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán đó là xét nghiệm máu, chụp X – quang, chụp MRI.

viêm gân
Bệnh viêm gân có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động của người bệnh

2. Điều trị viêm gân

Những điều cần lưu ý khi bệnh nhân có dấu hiệu của viêm gân đó là nên để cho khớp được nghỉ ngơi, hạn chế đến mức tối đa những hoạt động gây ra cảm giác đau cho khớp đó. Trong thời điểm cơn đau xuất hiện thì có thể chườm đá tại vị trí đau trong khoảng 20 phút, dùng những loại thuốc không kê đơn như thuốc chống viêm NSAID trong trường hợp cơn đau vẫn diễn ra.

Sau khoảng 1 tuần, nếu người bệnh vẫn còn cảm giác đau thì bác sĩ điều trị có thể đề nghị tiêm Corticosteroid để giảm đau và sưng cho bệnh nhân một cách nhanh chóng hơn. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng thanh nẹp, thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu. Phẫu thuật thường ít được áp dụng trong các trường hợp viêm gân.

Tình trạng viêm gân có thể kéo dài trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần, phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương và mức độ tổn thương. Và điều quan trọng là tiến triển của bệnh viêm gân phụ thuộc rất nhiều vào những điều bệnh nhân thực hiện sau khi viêm gân diễn ra, vì vậy nên việc dừng những hoạt động có thể là nguyên nhân gây ra viêm gân ngay khi có triệu chứng, kèm với việc nghỉ ngơi đầy đủ và thích hợp thì thời gian hồi phục của bệnh sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và tránh được tình trạng tái phát bệnh sau này.

Viêm gân là bệnh lý thường gặp hiện nay, do rất nhiều nguyên nhân gây ra và phương pháp điều trị cơ bản nhất đó là nghỉ ngơi và tạm ngưng những hoạt động liên quan đến tổn thương. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh viêm gân nên được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng cũng như những hạn chế trong sinh hoạt của bệnh nhân.

bệnh viêm gân
Bệnh viêm gân cần được điều trị sớm và kịp thời

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

265 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Dicloran
    Công dụng thuốc Dicloran

    Thuốc Dicloran được bào chế dưới dạng gel bôi ngoài da, thành phần chính có trong 1 tuýp 30g đó là Diclofenac 1 %, Methyl salicylate 10 %, Menthol natural 5 %, Benzyl alcohol 1 %. Vậy thuốc Dicloran có ...

    Đọc thêm
  • Rokasamin
    Công dụng thuốc Rokasamin

    Thuốc Rokasamin được chỉ định điều trị gút và các bệnh xương khớp. Vậy cách sử dụng thuốc Rokasamin như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Rokasamin. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết ...

    Đọc thêm
  • Kisinstad
    Công dụng thuốc Kisinstad

    Thuốc Kisinstad được sử dụng điều trị chống viêm ở tai mũi họng, mắt, sản khoa, phù do viêm,... Thuốc Kisinstad có thành phần chính là Alpha-chymotrypsin. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng và những ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Agipiro
    Công dụng thuốc Agipiro

    Thuốc Agipiro có thành phần chính là Piroxicam, thường được sử dụng trong giảm đau xương khớp, phù nề sau phẫu thuật,... Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Agipiro qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • thepacodein
    Công dụng thuốc Thepacodein

    Thuốc Thepacodein có thành phần chính là Paracetamol, Codein phosphat hemihydrat và các tá dược khác. Thuốc Thepacodein được sử dụng điều trị các cơn đau từ nhẹ đến nặng vừa. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách dùng ...

    Đọc thêm