......

Điều trị và phục hồi xương trục chi

Tình trạng lệch trục xương chi dưới như vùng cẳng chân, làm tăng áp lực lên vùng cổ chân là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp. Tùy thuộc vùng gãy nằm ở đâu và mức độ lệch trục có thể chấp nhận được hay không mà có những phương pháp can thiệp khác nhau.

1. Xương trục chi nằm ở đâu?

Trục xương chi có hai loại là trục giải phẫu và trục sinh lý. Trong đó trục sinh lý đóng vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ đến bệnh sinh của bệnh thoái hoá khớp gối.

Đối với chân, trục xương chi đóng vai trò rất quan trọng vì đây chính là trục truyền lực của cơ thể xuống đất do toàn bộ trọng lượng cơ thể đều dồn lên hai chân và xuống bàn chân theo trục này. Trục xương chi có thể được tính là đường thẳng kẻ qua 3 điểm là chỏm xương đùi, điểm giữa khớp gối và điểm giữa khớp cổ chân. Nếu khớp háng và khớp cổ chân bình thường thì trục truyền lực được tính qua 2 điểm là chỏm xương đùi và điểm giữa cổ chân còn khớp gối bình thường thì điểm giữa khớp gối sẽ nằm trên đường thẳng trục xương.

Khi một người có khớp gối bị thoái hoá nghĩa là sự tổn thương của sụn khớp và lớp xương dưới sụn làm biến đổi trục chi, hầu như các trường hợp làm biến dạng vẹo trong khớp gối như chân vòng kiềng ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Sự biến dạng trên làm cho điểm giữa khớp gối rơi ra ngoài đường thẳng truyền lực thường thì đường truyền lực sẽ đi lệch vào phía trong khớp gối. Nếu lực phân phối lên khớp gối không cân bằng chỉ tập trung vào mâm chày trong sẽ gây ra tổn thương thoái hoá mâm chày trong nặng lên và cũng là yếu tố gây đau, kích thích viêm chỗ khớp gối thoái hoá. Điều chỉnh trục chi trong thoái hóa khớp gối là 1 yêu cầu rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ của khớp gối.

2. Phẫu thuật thay khớp gối là gì?

Có nhiều lý do để bác sĩ đề nghị phẫu thuật thay khớp gối. Trong đó, đối với bệnh nhân bị cứng khớp hoặc đau khớp nặng làm hạn chế các hoạt động thường ngày, đau khớp gối vừa phải hoặc nặng khi nghỉ ngơi dù ban ngày hay ban đêm, viêm và sưng khớp gối mãn tính, biến dạng khớp gối như khớp gối bị vẹo trong hoặc vẹo ngoài sẽ phù hợp chọn phương pháp phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.

Phẫu thuật thay khớp gối là một trong những phương pháp điều trị có hiệu quả trên những trường hợp tổn thương thoái hoá khớp gối nặng. Bên cạnh đó còn có hai phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nữa để can thiệp cho những trường hợp tổn thương thoái hoá khớp gối là sửa trục chi và thay khớp gối bán phần. Tất cả các phẫu thuật này ngoài việc sửa chữa các tổn thương giải phẫu tại chỗ của khớp thì còn nhằm mục tiêu rất quan trọng là phục hồi trục sinh lý của chi hay còn gọi là trục truyền lực. Phục hồi trục chi là một trong những yếu tố quan trọng của phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối

Thay khớp gối kèm đoạn xương đùi điều trị ung thư xương
Trục xương chi được sửa đổi bằng phương pháp thay khớp gối

3. Các loại phẫu thuật phục hồi xương trục chi trong điều trị thoái hoá khớp gối

3.1. Biến dạng xương trục chi

Sự biến dạng khớp và thay đổi trục chi là tất yếu đối với bệnh lý thoái hóa khớp gối, thay đổi trục chi làm tình trạng biến dạng nặng lên còn tình trạng biến dạng sẽ làm cho trục chi thay đổi nhiều hơn. Phẫu thuật đối với bệnh lý thoái hoá khớp gối hiện nay vẫn là phẫu thuật thay khớp nhân tạo khi tình trạng tổn thương thoái hoá quá nặng.

Ngoài ra, còn 1 số các can thiệp làm sạch, cắt lọc qua nội soi để giải quyết tình trạng viêm. Thay khớp gối nhân tạo là phẫu thuật điều trị thoái hoá khớp gối nặng khá hiệu quả, cụ thể khi thay thế phần mặt khớp bị tổn thương bằng các vật liệu nhân tạo thì yếu tố rất quan trọng nhất là phục hồi lại trục xương chi đảm bảo vấn đề truyền lực qua khớp gối được trở lại bình thường. Phục hồi xương trục chi không những cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hoá khớp mà còn góp phần làm tuổi thọ khớp nhân tạo được kéo dài.

3.2. Lệch trục xương chi

Trường hợp một người bị gãy càng sát cổ chân thì sự lệch trục khó có thể chấp nhận vì nếu có một sự lệch trục nhỏ cũng làm tăng áp lực lên cổ chân và làm mau hư cổ chân. Trường hợp nếu gãy xương ở trên cao so với cổ chân thì vẫn có thể chấp nhận lệch trục khoảng 10 độ trở lại.

  • Đóng đinh nội tủy: Đóng đinh nội tủy để chỉnh thẳng trục cẳng chân. Tuy nhiên, việc đóng đinh nội tủy sau khi đã đặt cố định ngoài sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm trùng, dễ dẫn đến mổ đi mổ lại nhiều lần, do đó cần tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng khi đóng đinh nội tủy.
  • Lệch trục cẳng chân: Khi lệch trục cẳng chi nếu không làm khớp giả thì sẽ gây lệch xấu hoặc gây ra tình trạng thoái hóa khớp cổ chân. Người trẻ nếu bị lệch trục thì thường bị hư khớp cổ chân sớm, lúc này nếu hư nhiều có thể phải hàn khớp cổ chân nhưng cũng có nhiều người bị lệch trục chân vẫn không bị hư khớp.

So với nguy cơ viêm xương sau đóng đinh nội tủy thì lệch trục vẫn dễ điều trị hơn nhiều. Vì vậy bạn cần hỏi bác sĩ điều trị đo thử mức độ lệch trục và liệu có thể chấp nhận được hay không? Trường hợp không thì vẫn có thể đặt khung cố định ngoài và chỉnh trục chi, không nhất thiết cần phải đóng đinh nội tủy.

3.3. Phẫu thuật sửa trục và phẫu thuật thay 1 phần khớp gối

Phẫu thuật sửa trục và phẫu thuật thay 1 phần khớp gối là hai phương pháp điều trị tổn thương thoái hoá khớp gối ở giai đoạn sớm, hướng đến việc dự phòng và kéo dài tuổi thọ cho khớp gối của bệnh nhân bên cạnh phương pháp thay khớp nhân tạo cho tổn thương thoái hoá khớp nặng.

  • Phẫu thuật sửa trục chi được thực hiện với mục đích chỉnh sửa đường truyền lực đi qua điểm giữa của khớp gối và có hơi lệch ra mâm chầy ngoài 1 chút, để lực truyền qua khớp gối được phân phối đồng đều và giảm tải cho phần khớp bị tổn thương, do vậy mà cải thiện được triệu chứng đau và tuổi thọ khớp cũng kéo dài hơn. Khi phẫu thuật sửa trục chi thì phần khớp tổn thương thoái hoá nhiều đặc biệt là lồi cầu trong và mâm chày trong không được sửa chữa nên sẽ giảm tải cho phần tổn thương giúp người bệnh đỡ đau khi di chuyển.
  • Phẫu thuật thay bán phần khớp gối thực hiện thay mâm chầy và 1 bên lồi cầu tổn thương bằng khớp nhân tạo để sửa chữa xương đồng thời điều chỉnh lại trục chi, phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo này tương đối khó đòi hỏi chuyên gia phẫu thuật phải có nhiều kinh nghiệm.
phẫu thuật co thắt tâm vị
Lệch xương trục chi có thể được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật

Cả hai phương pháp phẫu thuật sửa trục chi và phẫu thuật thay bán phần khớp gối vẫn được sử dụng song song nhau. Về kết quả lâm sàng thì chưa so sánh được sự ưu việt vượt trội của phương pháp này hơn hay phương pháp kia hơn. Có thể phẫu thuật sửa trục chi đơn giản, dễ thực hiện hơn so với phẫu thuật thay bán phần khớp gối nhưng phẫu thuật thay bán phần khớp gối giải quyết vấn đề triệt để hơn so với phẫu thuật sửa trục chi. Một số ý kiến khác nói rằng những trường hợp phải can thiệp phẫu thuật như sửa trục chi hoặc thay khớp gối bán phần vẫn có thể theo dõi chờ đợi thêm để xem xét chỉ định luôn thay khớp toàn bộ. Việc đánh giá thực tế trên từng người bệnh rất quan trọng, ngoài tổn thương của khớp, nhu cầu của bệnh nhân, tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế cũng như sư quyết định lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào sự trao đổi, phân tích cụ thể và trực tiếp của bác sĩ điều trị và người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

1.8K

Bài viết liên quan