Chuột rút về đêm: Cơn đau đáng sợ

Chuột rút về đêm là tình trạng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng ở người già. Thực tế, có nhiều người bị chuột rút ban đêm, gây đau đớn và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

1. Chuột rút vào ban đêm và các hệ lụy

Chuột rút còn gọi là vọp bẻ, đây là một triệu chứng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chuột rút thường phổ biến hơn ở người trung niên và cao tuổi. Chuột rút là tình trạng xuất hiện các cơn co thắt của một cơ hoặc một nhóm cơ, thường là các cơ ở mặt sau cẳng chân hoặc đùi, bàn chân. Các cơn co thắt thường xảy ra đột ngột, kéo dài vài giây hoặc tới trên mười phút. Biểu hiện của chuột rút như sau: Khi bị chuột rút, nếu sờ vào thấy cơ bị co cứng thành một cục, chân hoặc tay bị đau, không thể cử động trong khoảng vài giây hoặc vài phút. Nhiều người mô tả cơn đau do chuột rút đau như bị bóp chặt cẳng chân. Sau đó, triệu chứng ê đau có thể hết hoặc kéo dài cả ngày hoặc vài ngày khiến bệnh nhân đi lại khó khăn.

Theo thống kê, có khoảng 30% người trên 60 tuổi và 50% người trên 80 tuổi thường bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm. Không chỉ người già, 7% trẻ em cũng bị chuột rút lúc đang ngủ. Các cơ căng lên, gây khó chịu và rất đau đớn ở vùng cơ bị chuột rút. Bên cạnh đó, chuột rút về đêm gây nhiều vấn đề như: Làm gián đoạn giấc ngủ và ngủ không ngon. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ngày hôm sau.

XEM THÊM: Vì sao bạn bị chuột rút?

chuột rút khi đang ngủ
Chuột rút khi đang ngủ gây ra những cơn đau khủng khiếp

2. Nguyên nhân gây chuột rút về đêm

Đa số các trường hợp chuột rút là lành tính, triệu chứng đơn độc. Tuy nhiên, nếu chuột rút đi kèm các triệu chứng khác như thèm ngọt, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, tăng cân, mệt mỏi, sợ lạnh, da xanh xao, nhợt nhạt,... thì bệnh nhân nên đi khám sớm, đề phòng có bệnh lý tiềm ẩn. Một số nguyên nhân gây chuột rút lúc đang ngủ bao gồm:

  • Mỏi cơ: Mỏi các cơ bắp là nguyên nhân chính gây chuột rút. Nếu tập luyện, vận động quá sức vào ban ngày thì một số người có thể bị chuột rút vào ban đêm;
  • Lười vận động: Những người ít hoạt động thể chất thường khiến các cơ bắp không được co giãn. Điều này làm tăng nguy cơ chuột rút về đêm. Bên cạnh đó, các cơ ở những người ít vận động thường ngắn hơn nên dễ làm tăng nguy cơ chuột rút;
  • Tư thế cơ thể: Nếu ngồi hoặc nằm trong một tư thế quá lâu thì sẽ làm hạn chế lưu lượng máu đến chân, có thể gây chuột rút;
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi thường dễ bị chuột rút vào ban đêm hơn các độ tuổi khác;
  • Mang thai: Do nhu cầu dinh dưỡng tăng lên để nuôi dưỡng bào thai hoặc thay đổi lượng hormone trong cơ thể, phụ nữ mang thai có thể mắc chứng chuột rút chân vào ban đêm. Vì thế, trong một số lần khám thai các bác sĩ cũng đã chia sẻ một số mẹo để tránh chuột rút ở chân khi mang thai.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là chuột rút cơ bắp. Các thuốc đó là naproxen, levalbuterol, estrogen liên hợp, sucrose (sắt tiêm tĩnh mạch),...;

Ngoài ra, nguyên nhân gây chuột rút còn do các bệnh lý khác như những người mắc một số bệnh mãn tính có nguy cơ cao bị chuột rút ở chân. Các bệnh đó là: viêm xương khớp, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, suy giáp, suy gan, suy thận, chứng bàn chân dẹt, tổn thương hoặc rối loạn thần kinh,...

XEM THÊM: Phòng ngừa chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối

Bị chuột rút khi ngủ
Phụ nữ mang thai rất dễ bị chuột rút

3. Biện pháp xử trí khi bị chuột rút ban đêm

Khi bị chuột rút vào ban đêm, người bệnh nên bình tĩnh, thả lỏng cơ thể để giảm mức độ chuột rút. Sau đó, thực hiện một số biện pháp can thiệp tại nhà để nhanh chóng thoát khỏi chứng chuột rút:

  • Nhẹ nhàng duỗi cơ;
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng vùng bị chuột rút;
  • Dùng con lăn bọt để xoa bóp nhẹ nhàng vùng chân;
  • Uốn cong, không co chân để kéo dài cơ chân;
  • Dùng túi sưởi hoặc khăn ấm để chườm lên vùng bị chuột rút để máu lưu thông;
  • Đứng dậy đi lại hoặc lắc lư chân.

Lưu ý: Dùng thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm đau do chuột rút nhưng không giúp làm giảm cơn chuột rút vì tình trạng chuột rút không liên quan tới viêm.

Chuột rút là gì
Xoa bóp tại vị trí chuột rút sẽ giúp bạn giảm đau

4. Biện pháp ngăn ngừa chuột rút về đêm

Có một số biện pháp có thể thực hiện để ngăn ngừa nguy cơ chuột rút lúc đang ngủ, đó là các biện pháp sau đây:

  • Tập luyện nhẹ nhàng: Một số người không bị chuột rút khi thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng vào cuối ngày để lưu thông khí huyết. Các bài tập có thể là đi bộ, đạp xe, xoa bóp cơ bắp, co duỗi, xoay cổ tay, cổ chân,... vào chiều tối hoặc trước khi đi ngủ;
  • Uống nhiều nước: Nước có vai trò vận chuyển dưỡng chất và mang các chất thải ra khỏi cơ bắp. Việc uống đủ nước và uống đều đặn trong suốt cả ngày sẽ ngăn ngừa được chuột rút và giữ cho cơ bắp có thể hoạt động tốt;
  • Bổ sung thực phẩm: Ăn các loại rau quả như chuối, nho, đậu, cà chua, cam, đu đủ, lưu, lê, bắp cải, sầu riêng,...;
  • Mang giày, dép phù hợp: Nên đi giày, dép vừa chân và thoải mái để giảm nguy cơ mắc các cơn chuột rút vào ban đêm;
  • Điều trị sớm các bệnh lý: Loãng xương, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, thiếu máu, rối loạn thần kinh thực vật,...

Chuột rút về đêm rất khó chịu, gây ra nhiều vấn đề về giấc ngủ. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không thuyên giảm, tình trạng chuột rút vẫn xảy ra thường xuyên và gây ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị cụ thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Cơ xương khớp. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bà bầu
    Sự thay đổi của bà bầu tuần 33

    Bà bầu mang thai tuần 33 thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày bởi vì trong tuần thai này tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh, lấp đầy bụng mẹ.

    Đọc thêm
  • thuốc Bequantene
    Lưu ý khi dùng thuốc Bequantene

    Thuốc Bequantene 100mg có thành phần chính là Dexpanthenol (Vitamin B5) giúp điều trị hiệu quả trong một số bệnh lý về lông, tóc. Mặc dù thuốc Bequantene dễ uống và dùng nhưng người bệnh vẫn cần lưu ý một ...

    Đọc thêm
  • Bà bầu tuần 26
    Sự thay đổi của bà bầu tuần 26

    Bước sang tuần mang thai thứ 26, người phụ nữ có thể cảm nhận được cân nặng của mình đang tăng lên nhanh chóng kèm theo đau xương sườn, khó thở hay kim châm vùng bụng. Việc trẻ đã phát ...

    Đọc thêm
  • ba-bau-tuan-21
    Sự thay đổi của bà bầu tuần 21

    Bà bầu mang thai tuần thứ 21 dễ bị giãn tĩnh mạch do thai nhi phát triển và sự gia tăng nồng độ hormone progesterone, tạo ra áp lực lên các tĩnh mạch ở chân của mẹ. Ngoài ra, bà ...

    Đọc thêm
  • Bà bầu bị đau đầu
    Rối loạn giấc ngủ khi mang thai

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong nhịp sinh học của con người. Ở giai đoạn mang thai, đa số các bà bầu bị rối loạn về giấc ngủ, trong đó trên 90% bà bầu bị mất ngủ.

    Đọc thêm