Chẩn đoán và điều trị viêm khớp vảy nến

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Người bị viêm khớp vảy nến có thể sẽ phát triển thành viêm khớp tiêu xương. Theo thời gian, viêm khớp tiêu xương phá hủy các xương nhỏ ở bàn tay, đặc biệt là các ngón tay, dẫn đến biến dạng vĩnh viễn và tàn tật.

1. Tổng quan về bệnh viêm khớp vảy nến

Đây là một dạng viêm khớp mạn tính, xuất hiện ở những bệnh nhân bị mắc bệnh da vảy nến ở thể nghiêm trọng.

Bệnh gây viêm một số khớp nhất định và phát ban. Các vùng thường bị ảnh hưởng nhất là ngón tay, cổ và lưng dưới. Mắt, móng và tim cũng có thể bị viêm nhưng ít thường xuyên hơn. Phát ban thường bắt đầu trước khi đau khớp nhưng một số người sẽ không nhận ra cho tới sau khi cơn đau phát triển.

Đây là căn bệnh tự miễn, chưa phát hiện rõ nguyên nhân vì sao. Tuy nhiên, theo nghiên cứu có thể do một số yếu tố gây nên như:

Trong gia đình có người bị vảy nến khớp hoặc mắc bệnh da vảy nến

Do yếu tố môi trường: tiếp xúc hóa chất, chất phóng xạ, nhiễm virus, vi khuẩn,...

Những người nhạy cảm, một bệnh nhiễm trùng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch và kích thích sự phát triển của bệnh viêm khớp vảy nến.

2. Chẩn đoán và điều trị viêm khớp vảy nến

Đau mắt đỏ
Người bị bệnh viêm khớp vảy nến có thể bị đau mắt đỏ

Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp vảy nến chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng xấu cho các khớp xương. Điều quan trọng là bệnh cần được chẩn đoán sớm để điều trị nếu không bệnh có thể tiến triển đến tàn phế.

2.1. Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến dựa trên các triệu chứng lâm sàng như:

  • Người bị bệnh viêm khớp vảy nến có thể bị đau mắt đỏ
  • Đau khớp, sưng khớp trong thời gian ngắn rồi biến mất
  • Tại chỗ đau khớp và sưng khớp, một số bệnh nhân có kèm theo mẩn đỏ và cảm giác nóng nên có cảm giác mệt mỏi và khó chịu
  • Dây chằng, bắp thịt, mặt sau của gót chân đau nhức
  • Cột sống và đốt sống bị viêm (gây đau, cứng khớp cổ và lưng dưới vào buổi sáng)
  • Các vận động của khớp ngón tay, ngón chân bị giảm do đau và sưng đỏ
  • Trên da người bệnh bị đỏ và thấy vảy nến ngón tay hoặc vảy nến ngón chân
  • Các móng tay và móng chân có thể bị tách ra khỏi nền móng

Chẩn đoán viêm khớp vảy nến dựa trên các xét nghiệm:

  • Sinh thiết da giúp chẩn đoán viêm khớp vẩy nến.
  • Tăng tốc độ lắng máu và CRP trong những giai đoạn viêm khớp cấp.
  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF: RF thường xuất hiện trong máu bệnh nhân bị thấp khớp, nhưng không xuất hiện ở bệnh nhân bị vảy nến thể khớp.
  • Trường hợp nặng cần kiểm tra thêm HIV.
  • Xét nghiệm chất dịch trong khớp: Trường hợp tổn thương da nặng Acid uric tăng.

Chẩn đoán viêm khớp vảy nến dựa trên chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp X-quang: Các khớp hẹp, đầu xương dưới sụn mòn, phản ứng màng xương. canxi hóa các điểm bám gân và các gai xương, viêm khớp cùng-chậu hay cầu xương tại cột sống; tiêu xương đốt xa hình ảnh bút chì cắm vào lọ mực.
  • MRI: Chụp MRI khớp hoặc khung chậu để xác định tổn thương và giai đoạn của bệnh viêm khớp vảy nến. Đây là cũng là phương pháp để kiểm tra các vấn đề với gân và dây chằng ở bàn chân và lưng dưới.

2.2. Điều trị viêm khớp vảy nến

Bệnh viêm khớp vẩy nến chỉ có thể điều trị khi triệu chứng xuất hiện. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay bao gồm:

Những người bị viêm khớp vảy nến thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị mắc bệnh da vảy nến ở thể nghiêm trọng. Do vậy việc điều trị bệnh viêm khớp vảy nến là điều trị vảy nến da.

Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (lưu ý các chống chỉ định hoặc thận trọng) như celecoxib, diclofenac, naproxen, piroxicam...; corticosteroid điều trị tại chỗ; thuốc chống thấp khớp nhóm cải thiện được diễn tiến bệnh (DMARDs) cổ điển (có thể phối hợp các DMARDs cổ điển khi thất bại với 1 loại DMARDs); chất kháng Yếu tố hoại tử u nhóm alpha.

Phương pháp vật lý trị liệu và tập thể dục: Tập thể dục để khớp chuyển động đúng và khỏe cơ.

Khi các triệu chứng viêm khớp vẩy nến giảm, có thể ngừng điều trị cho đến khi các triệu chứng lại xuất hiện.

3. Hạn chế diễn tiến của bệnh

Cân nặng hằng ngày
Duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế giảm áp lực lên các khớp

Duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế giảm áp lực lên các khớp

Để ngăn ngừa bệnh vảy nến thể khớp, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Bảo vệ các khớp của bạn bằng việc thay đổi các công việc hằng ngày có ảnh hưởng trực tiếp lên các khớp để bảo vệ các khớp.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh bằng việc: hạn chế tinh bột và thức ăn dầu mỡ; ăn nhiều rau xanh, hoa quả, để duy trì cân nặng vừa phải. Cân nặng ít hơn sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp, nhất là khớp đau.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp các khớp xương linh hoạt dẻo dai hơn.
  • Giảm chỗ đau ở khớp viêm bằng việc chườm lạnh hoặc nóng.
  • Tránh stress: Căng thẳng sẽ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, vì thế hãy giữ một tâm trạng thoải mái bằng việc tập yoga hoặc thiền,...
  • Sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình: Nói chuyện với người thân và bạn bè để có thể cung cấp cho sức mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

723 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Enbrel
    Tác dụng của thuốc Enbrel

    Thuốc Enbrel được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm, có thành phần chính là Etanercept. Thuốc được sử dụng để làm giảm triệu chứng viêm khớp tiến triển của người bệnh viêm khớp vảy nến.

    Đọc thêm
  • Certolizumab
    Công dụng thuốc Certolizumab

    Thuốc Certolizumab có thành phần chính là Certolizumab pegol, được bào chế dưới dạng thuốc tiêm với hàm lượng 200m/ml. Vậy thuốc Certolizumab có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm
  • bệnh đau cột sống lưng
    Thường xuyên đau lưng dưới kèm nhức mỏi vai gáy có sao không?

    Cháu 21 tuổi và thường xuyên bị đau lưng dưới, nhức mỏi vai gáy từ năm 18 tuổi tới nay, trời lạnh là đau không di chuyển được. Bác sĩ cho cháu hỏi thường xuyên đau lưng dưới kèm nhức ...

    Đọc thêm
  • v
    Công dụng thuốc Cadidexmin

    Cadidexmin thuộc nhóm thuốc hỗ trợ chống dị ứng và những trường hợp mẫn cảm khá phổ biến. Muốn hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi dùng thuốc, bệnh nhân hãy tham khảo bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Tulextam
    Công dụng thuốc Tulextam

    Thuốc Tulextam tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến và viêm da cơ toàn thân... Cùng tìm hiểu về các ...

    Đọc thêm