Các nguyên nhân gây viêm gân cơ ở khớp vai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, chấn thương.

Nguyên nhân gây viêm gân cơ ở khớp vai khá đa dạng, một số yếu tố nguy cơ giúp gợi ý chẩn đoán. Đê điều trị bệnh thành công cần tuân thủ các nguyên tắc giúp bệnh nhân giảm đau, lấy lại khả năng hoạt động bình thường của khớp vai và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh để tránh tái phát nhiều lần về sau.

1. Tổng quan về viêm cơ vai

Viêm gân cơ ở khớp vai là bệnh lý viêm các cơ hoặc gân quanh khớp vai. Khớp vai là một khớp động với biên độ hoạt động lớn nhất trong các khớp chi trên nên khả năng mắc phải các chấn thương hay bệnh lý khá cao. Ngoài xương cánh tay và xương bả vai, khớp vai chuyển động được còn nhờ vào các cơ bám xung quanh như cơ delta ở ngoài và các cơ giúp quay khớp vai ở bên trong (cơ chóp xoay). Các gân cơ có nguyên ủy và bám tận vào xương cánh tay và xương bả vai, giúp khớp vai chuyển động mở, khép, xoay trong và xoay ngoài. Chính vì thế, khi bệnh viêm gân cơ ở khớp vai xuất hiện, bệnh nhân sẽ đau và hạn chế các động tác của khớp vai.

Bệnh viêm gân cơ ở khớp vai khá thường gặp trên lâm sàng, phổ biến nhất ở nhóm người trong độ tuổi từ 40 đến 60 và không có sự khác biệt rõ ràng giữa hai giới. Những người thường xuyên sử dụng cánh tay và khớp vai với cường độ cao như vận động viên bơi lội, người chơi tennis, nâng tạ là những người thường gặp phải tình trạng viêm gân cơ ở khớp vai vì các loại hoạt động này gây một áp lực lớn lên vai và gây viêm các gân và cơ, đôi khi kèm theo cả chấn thương. Tùy theo từng đặc điểm lâm sàng nổi bật, bệnh viêm gân cơ ở khớp vai được chia thành bốn nhóm chính:

Viêm cơ vai
Viêm vùng cơ vai

2. Bệnh viêm cơ vai có nguyên nhân gì?

Viêm gân cơ ở khớp vai thường gặp ở bệnh nhân từ 40 đến 60 tuổi và những người sử dụng khớp vai với cường độ cao, lặp lại nhiều lần như các vận động viên cầu lông, tennis, bơi lội hoặc những người hoạt động sai tư thế gây áp lực lớn lên khớp vai. Nguyên nhân gây viêm gân cơ ở khớp vai khá đa dạng, có thể liệt kê như:

  • Thoái hóa các gân cơ của chóp xoay, nặng hơn có thể có tình trạng hoại tử và lắng đọng canxi.
  • Chấn thương gây rách hoặc đứt các gân cơ do hoạt động với cường độ cao hoặc vận động sai tư thế.
  • Viêm túi hoạt dịch ở các cơ dưới mỏm cùng vai hoặc bao hoạt dịch gân cơ nhị đầu.
  • Viêm dính bao khớp vai
  • Phản xạ thần kinh giao cảm gây loạn dưỡng các cơ và gân vùng cánh tay.

Một số yếu tố nguy cơ đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gân cơ ở khớp vai:

  • Lớn tuổi, nhất là nhóm người trên 40 tuổi.
  • Người thường xuyên sử dụng cánh tay như vận động viên bắn cung, cầu lông, tennis, bơi lội hoặc người làm nghề sơn nhà, thợ mộc...

3. Biểu hiện lâm sàng của viêm cơ bả vai

Viêm gân cơ ở khớp vai có biểu hiện đặc trưng trên lâm sàng là đau và hạn chế tầm vận động của khớp vai. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thể khác nhau mà đặc điểm, tính chất của từng triệu chứng có thể thay đổi như:

  • Thể viêm khớp lắng đọng tinh thể: Đau vai là triệu chứng nổi bật nhất. Triệu chứng xuất hiện đột ngột và dữ dội làm người bệnh không ngủ được, cảm giác đau lan từ vai xuống cánh tay và cổ. Người bệnh thường có tư thế tự giảm đau là khép vai, các hoạt động của khớp vai bị hạn chế, quan sát thấy khớp vai sưng to, nhiệt độ cơ thể người bệnh có thể tăng nhẹ.
  • Thể viêm gân cơ mạn tính: Trong trường hợp này triệu chứng đau chỉ ở mức độ vừa phải và xuất hiện từ từ với mức độ đau tăng dần. Bệnh nhân có một số điểm đau chói cụ thể tương ứng với vị trí gân cơ bị viêm. Khớp vai không bị hạn chế vận động quá nhiều.
  • Thể đông cứng khớp vai: Tương tự như tên gọi, vấn đề lớn mà người bệnh phải đối diện trong thể đông cứng khớp vai là tình trạng giới hạn vận động của khớp. Bệnh nhân thực hiện các động tác xoay, dạng khớp vai một cách hạn chế. Đau khớp thường chỉ ở mức độ nhẹ và không quá nổi bật. Viêm cơ vai thể đông cứng thường gặp ở những bệnh nhân có chấn thương khớp vai và ít hoạt động, gặp nhiều stress trong cuộc sống, hít khói thuốc lá quá nhiều.
  • Thể thể đứt gân cơ chóp xoay: Thường gặp sau một động tác sai tư thế hoặc quá gắng sức ở người trên lớn tuổi. Bệnh nhân cảm giác đau dữ dội khớp vai sau khi nghe tiếng răng rắc phát ra từ ổ khớp. Khớp vai của người bệnh bị hạn chế trong hầu hết các động tác, có thể xuất hiện mảng bầm tím muộn ở da vùng trên cánh tay.
Cơ bả vai
Viêm cơ bả vai gây đau và hạn chế tầm vận động của khớp vai

4. Chẩn đoán viêm chu vai

Chẩn đoán bệnh viêm gân cơ ở khớp vai có thể được thiết lập dựa vào sự phối hợp các yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng và kết quả cận lâm sàng. Bệnh thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, có sử dụng khớp vai và cánh tay với cường độ cao, lặp lại nhiều lần. Đau và hạn chế cử động khớp vai là hai triệu chứng nổi trội nhất của những bệnh nhân viêm cơ bả vai. Phương tiện chẩn đoán hình ảnh là công cụ dùng để chẩn đoán, theo dõi điều trị và đánh giá tiên lượng cho người bệnh. Chụp X-quang khớp vai hai bên để so sánh đặc điểm tổn thương các thành phần của khớp nếu có. Hình ảnh giảm đậm độ xương do loãng xương, lắng đọng canxi trong bao khớp hoặc tại các gân cơ, thoái hóa khớp, hẹp khe khớp là những hình ảnh có thể quan sát được trên phim Xquang của bệnh nhân bị viêm gân cơ ở khớp vai. MRI (cộng hưởng từ) khớp vai là phương tiện hiện đại hơn để chẩn đoán bệnh với độ chính xác cao hơn. Kết quả chụp MRI khớp vai có thể quan sát được các tổn thương đứt gân, rách cơ, tụ dịch bao khớp, ... Các xét nghiệm liên quan đến công thức máu và sinh hóa máu không đóng góp nhiều vai trò trong việc chẩn đoán.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

47.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan