Thoái hóa khớp háng có khó chữa không?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Khớp háng là 1 khớp lớn, chịu đựng sức nặng của cơ thể. Thoái hóa khớp háng là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh thoái hóa khớp háng gây ra biến đổi cấu trúc của khớp, diễn biến bệnh âm thầm nhưng hậu quả để lại không hề nhỏ nếu không phát hiện sớm có thể gây hư khớp dẫn đến tàn phế.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Đà Nẵng thì đau là 1 trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh thoái hóa khớp háng. Người bệnh có thể bị đau ở mặt trước của khớp, ở trước bẹn lan xuống mặt trước hoặc mặt trong đùi, đôi khi cơn đau kéo xuống khớp gối và đau ra sau mông, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, giảm sợ trơn láng và dẫn đến cứng khớp.

Người mắc bệnh thoái hóa khớp háng sẽ khó ngồi xổm để buộc dây giày, đi vệ sinh hay thay quần áo. Đau cùng với khó vận động sẽ khiến bệnh nhân tàn phế rất nhanh, nếu như không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp háng phần lớn là do tuổi tác, một số bệnh lý tại khớp như viêm khớp, nhiễm trùng khớp, nhiễm khuẩn chỏm xương đùi... Ngoài ra, các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp háng chính là:

  • Do bẩm sinh cấu trúc khớp háng bất thường: Lồi ổ cối, chân cao chân thấp... sẽ tạo áp lực, chèn ép lên khớp háng là nguy cơ tăng thoái hóa khớp háng.
  • Do biến chứng của các bệnh toàn thân như: Đái tháo đường, gout...
  • Chế độ ăn thiếu khoa học thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu bia...
  • Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên khớp háng, tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình cho rằng, thoái hóa khớp háng thực ra là 1 tiến trình không thể nhận biết trước, nhưng người bệnh có thể làm chậm tiến trình bằng các biện pháp chẩn đoán và điều trị sớm.

Tóm lại, thoái hóa khớp háng là bệnh diễn biến âm thầm, kéo dài nhiều năm, có thể gây ra biến chứng nặng nề, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh thoái hóa khớp háng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được điều trị giúp làm chậm tiến triển, giảm đau và giảm nguy cơ tàn phế.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Phương pháp điều trị đau khớp háng trái như thế nào?
    Phương pháp điều trị đau khớp háng trái như thế nào?

    Trong quá trình mang thai, em bị đau khớp háng trái, cứ thay đổi tư thế đột ngột là bị đau nhức và buốt, nhiều khi phải bò. Sau khi sinh, thỉnh thoảng em vẫn bị đau nhức như vậy. ...

    Đọc thêm
  • bất thường cấu trúc xương khớp háng
    Các bất thường cấu trúc xương khớp háng

    Khớp háng là một trong những khớp có kích thước lớn nhất trong cơ thể, đóng vai quan trọng trong vận động và di chuyển của con người. Nếu có bất thường cấu trúc xương khớp háng sẽ gây ra ...

    Đọc thêm
  • Mecam 15
    Công dụng thuốc Mecam 15

    Thuốc Mecam 15 được chỉ định điều trị giảm viêm đau trong các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Rusamin
    Công dụng thuốc Rusamin

    Thuốc Rusamin có thành phần Glucosamine sulfate natri chloride được bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa xương khớp, viêm quanh khớp vai, loãng xương, viêm khớp cấp và mãn tính. Để đảm ...

    Đọc thêm
  • Hadistril
    Công dụng thuốc Hadistril

    Thuốc Hadistril thường được sử dụng chủ yếu để điều trị và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của tình trạng thoái hoá xương khớp, thoái khớp gối, cột sống và vai,... Nhằm đảm bảo hiệu quả và an ...

    Đọc thêm