Cấu tạo và chức năng của ruột già

Vị trí

Ruột già hay đại tràng là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa — chặng cuối cùng của ống tiêu hóa là hậu môn.  Ruột già có độ dài trung bình khoảng 1,5m, tuy nhiên có người lại có ruột già dài tới 1,9m. Có sự chênh lệch này là bởi vào giới tính và cơ địa của từng người không giống nhau. Ruột già ngắn hơn ruột non 4 lần nhưng tiết diện lại lớn hơn ruột non.

Cấu tạo

Cấu tạo của ruột già chia ra làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ruột non thông với ruột già tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Giữa ruột non và ruột già có van hồi - manh giữ không cho các chất ở ruột già rơi ngược trở lại ruột non.

Manh tràng

  • Manh tràng có hình dạng giống như một cái túi tròn và nằm ngay phía dưới khu vực hỗng tràng đổ vào ruột già ,dài 6 - 7cm và đường kính khoảng 7cm. Phía đầu manh tràng bịt kín có một đoạn ngắn hình giun gọi là ruột thừa có hình dạng như ngón tay với chiều dài trung bình ở người lớn khoảng 9 cm và đường kính 0,5–1 cm.

  • Ruột thừa xuất phát từ  bờ trong của manh tràng, nơi gặp nhau của ba dải cơ dọc. Ruột thừa hướng xuống dưới, lòng ruột thừa thông với lòng manh tràng bằng một lỗ là lỗ ruột thừa. Ruột thừa có thể có hoặc không là 3 cơ dọc ở manh trang hợp thành là (cơ tự do, cơ dọc sau ngoài và sau trong).

Kết tràng

  • Đây là bộ phận chính của ruột già, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma. Kết tràng đi từ manh tràng đi lên dọc theo bên phải ổ bụng cho đến khi gặp gan chỗ gặp gỡ nó uốn cong gọi là góc phải góc gan. Sau đó nó trở thành kết tràng ngang, đi ngang qua ổ bụng. Khi đến gần lách ở bên trái, kết tràng quay xuống để tạo thành kết tràng xuống chỗ uốn cong gọi là góc trái hay góc tụy. Nó đi vào khung chậu nó có hình chữ S tạo thành kết tràng xích ma.

  • Đoạn kết là phần đầu của ruột già, tại đây chất cặn bã của thức ăn bị mất nước, cứng lại. Sau đó chất cặn bã di chuyển tới kết tràng xích ma, trực tràng rồi tuồn ra ngoài.

Trực tràng

  • Sau khi uốn cong 2 lần, kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng, là một ống thẳng, dài khoảng 15 cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể.  Hoạt động đóng mở của hậu môn trực tràng được kiểm soát nằm sau bàng quang ở nam và sau tử cung ở nữ.

  • Ruột già cơ bản gồm 5 lớp thứ tự từ trong ra ngoài là: Lớp niêm mạc. Lớp dưới niêm mạc. Lớp cơ gồm cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài. Lớp dưới thanh mạc. Lớp thanh mạc.

Dịch ruột già

  • Trong ruột già dịch không có enzyme tiêu hoá mà chỉ có chất nhày để bảo vệ niêm mạc của chính nó mà thôi. Hội chứng viêm ruột già thì chất nhày được tăng tiết, tạo thành từng khối ra theo phân.

Mạch máu ruột già

  • Dựa vào phôi thai và mạch máu người ta chia ruột già làm hai phần phải và trái mà ranh giới là chỗ nối 1/3 phải và 1/3 giữa kết tràng ngang:

  • Mạch máu kết tràng phải: Động mạch nuôi dưỡng kết tràng phải gồm những nhánh bên của động mạch mạc treo tràng trên là động mạch kết tràng giữa, động mạch kết tràng phải và động mạch hồi kết tràng.

  • Mạch máu kết tràng trái: Động mạch nuôi dưỡng kết tràng trái phát sinh từ động mạch mạc treo tràng dưới. Ðộng mạch mạc treo tràng dưới là nhánh của động mạch chủ bụng, chạy trong hai lá của mạc dính kết tràng trái và mạc treo kết tràng sigma, tận cùng bằng động mạch trực tràng trên.

  • Trên đường đi, động mạch mạc treo tràng dưới cho các nhánh bên là động mạch kết tràng trái nối với động mạch kết tràng giữa và các động mạch kết tràng sigma.

  • Ngoài ra, trực tràng và ống hậu môn còn nhận máu từ động mạch trực tràng giữa và dưới, xuất phát từ động mạch chậu trong.

Chức năng

Cơ quan quan tiêu hóa của chúng ta có một đoạn cuối là ruột già, đây là một bộ phận quan trọng đảm nhiệm nhiều chức năng của hệ tiêu hóa, giúp con người phát triển. Dưới đây là các chức năng của ruột già:

Chức năng của dịch ruột già

Trong bộ phận tiêu hóa, ruột già không có enzyme tiêu hóa mà chứa chất nhầy có tính kiềm giúp làm trơn thành ruột khiến phân được di chuyển dễ dàng hơn. Chất nhầy còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột già, chúng sẽ được tiết ra nhiều hơn khi bị viêm ruột già hoặc ruột già bị những tổn thương khác.

Hấp thu các chất dinh dưỡng và tạo ra một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

  • Cơ quan có chức năng chính hấp thu chất dinh dưỡng là ruột non, không phải ruột già. Nhưng có một số chất sẽ phải đợi đến khi đi xuống ruột già thì mới có thể được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng được. Hoạt động tiêu hóa ở đại tràng được thực hiện bằng 3 cơ vòng và 3 cơ dọc, tương tự như tại ruột non.

  • Trong ruột già có rất nhiều loại vi khuẩn như escherichia coli, enterobacter aerogenes, bacteroides fragilis,… Các loại vi khuẩn này sử dụng một số chất như vitamin B12, C và cholin để làm chất dinh dưỡng nhưng đồng thời tổng hợp một số dưỡng cần thiết khác cho cơ thể như vitamin B, B1, B6, K, axit folic,… Chức năng này là chức năng quan trọng nhất của ruột già.

  • Trong trường hợp các axit amin còn sót lại mà không làm hết nhiệm vụ tạo ra NH3, histamin, triramin thì chính các vi khuẩn trong ruột già sẽ đảm nhiệm vai trò này. Hấp thu các chất cần thiết mà ruột non làm sót lại

 Đa phần chất dinh dưỡng khi tới xuống ruột già đã được hấp thu gần hết, tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của bộ phận này, triệt để các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể:

  • Hấp thu nước: 1 lít nước từ ruột non được chuyển xuống ruột già và sau đó hấp thụ, khi thải ra ngoài môi trường theo đường phân hoặc nước tiểu thì chúng chỉ còn lại  khoảng 100-200ml. Khi hấp thụ nước, nguyên tố Na+ cũng được hấp thụ theo để giúp cân bằng áp suất thẩm thấu. Phân ở lại càng lâu trong ruột già thì sự hấp thu nước càng tăng lên. Chính vì thế mà chúng ta thường bị táo bón khi nhịn đi cầu.
  • Hấp thu thuốc: Một số loại thuốc như an thần, hạ nhiệt, giảm đau,.. có thể được hấp thụ tại ruột già. Vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em được chỉ định đưa thuốc từ đường này để chữa bệnh dưới dạng thuốc đạn.
  • Hấp thu muối: Đây là một trong những nguyên tố cần thiết cho cơ thể, được hấp thụ ở đoạn đầu ruột già.
  • Hấp thu NH3: Một số vi khuẩn trong ruột già sẽ hấp thu NH3 vào máu. Để tránh lượng NH3 được hấp thu quá lớn gây hôn mê gan thi nên tránh táo bón và viêm đại tràng, vì táo bón và viêm đại tràng là hai nguyên nhân khiến lượng NH3 được hấp thu nhiều. Thụt rửa đại tràng và dùng thuốc kháng sinh dành cho đường ruột là một lựa chọn phù hợp để điều trị những trường hợp này.

Chức năng bài tiết phân của ruột già

Hậu môn được cấu tạo bởi hai cơ thắt: Cơ thắt trong chính là cơ trơn, được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương. Cơ thắt ngoài chính là cơ vân, chịu sự điều khiển của vỏ não. Được thực hiện theo quy trình như sau:

  • Khi các phần phía trước ruột già thực hiện chức năng co bóp để đẩy phân xuống trực tràng sẽ làm căng trực tràng khiến trực tràng co bóp tác động đến cơ thắt và mở cơ thắt trong làm kích thích việc đi đại tiện. Lúc này khi chưa đủ các điều kiện thuận tiện để thực hiện động tác đại tiện, đẩy phân dịch chuyển ngược lại lên phía trên trực tràng, trừ khi phân lỏng thì quá trình này hầu như là không thể diễn ra, vì chỉ cần sự co bóp của trực tràng cũng đủ để tống phân ra ngoài.

  • Sau khi phân đã được tạo hình và đảm bảo được độ mềm cần thiết, cũng như đủ lượng thì sẽ được bài tiết. Lúc này, các chất thải rắn của cơ thể chúng ta lại được hấp thụ một lần cuối cùng ở trực tràng – đoạn cuối cùng của đại tràng (dài tầm vài cm) nối với ống hậu môn. Trong ruột già có một khối ruột dài khoảng 20cm, có khả năng thực hiện các thao tác co bóp để có thể ép chất thải và đẩy ra ngoài cơ thể. Thông thường thì hoạt động co bóp này sẽ mất xuất hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10 phút đến 1h đồng hồ. Khi đại tràng co bóp, chúng ta sẽ cảm thấy đau bụng và muốn đi vệ sinh. Chất nhầy trong đại tràng không chỉ có chức năng làm mềm, kết dính chất thải mà còn có thể tạo một lớp màng ở thành cơ quan này để tránh trầy xước và giảm đi tác hại của các loại vi khuẩn.

  • Nếu có đầy đủ các điều kiện, thuận tiện cho việc đại tiện tốt, vỏ não chủ động thực hiện động tác rặn đẩy phân ra ngoài. Trung tâm thần kinh đảm nhiệm chức năng phản xạ đại tiện nằm ở các đốt tụy cuối cùng từ S2 đến S4. Nhịn đại tiện lâu ngày có thể làm giảm gây bệnh táo bón.

Thực chất, phân của chúng ta có khối lượng khoảng 100 – 200g/ ngày, chúng chứa khoảng 75% nước, một số ít acid béo, protein không hòa tan, muối khoáng, sắc tố mật, các chất xơ không thể tiêu hóa có trong thức ăn, các loại vi khuẩn và cả những tế bào biểu mô của ruột bị bong ra cũng bị lẫn trong phân đi ra ngoài cơ thể. Chính vì có chứa nhiều vi khuẩn, do đó sau khi đi đại tiện, bạn phải vệ sinh hậu môn và tay sạch sẽ tránh để mắc các bệnh như tiêu chảy , kiết lị… để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Những vấn đề cần lưu ý

Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm đại tràng mãn tính:

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Kiểm soát stress, căng thẳng, lo lắng, bởi điều này kéo dài gây trầm cảm hay giảm nhu động ruột, đảm bảo tinh thần vui vẻ, thoải mái, lành mạnh.

  • Ngoài ra, tăng cường vận động thể dục thể thao tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, uống nhiều nước kết hợp xoa bóp nhẹ vùng thượng vị để kích thích tăng nhu động ruột.

Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, lành mạnh

  • Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho đại tràng và sự phục hồi như sữa đậu nành, gạo, khoai tây, cá, tăng cường rau xanh, trái cây, củ quả giàu chất xơ, chuối đu đủ giàu Kali...

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm còn tươi sống như nem chua, tiết canh, rau sống, gỏi các loại, lòng heo... tránh nhiễm khuẩn đường ruột.

  • Hạn chế ăn trứng, nem rán, thịt mỡ, sữa... cùng các chất gây kích thích đường ruột như cà phê, rượu bia, thuốc lá, những đồ ăn chiên nóng khó tiêu. Nên ăn thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn ít vào buổi tối để giảm gánh nặng cho đường ruột.

  • Dù đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh nhưng điều trị bệnh vẫn cần đủ thành phần dinh dưỡng, đảm bảo 1g chất đạm, 30 - 35 kcal cho mỗi 1kg cân nặng mỗi ngày, đồng thời giảm chất béo, tăng cung cấp nước, vitamin và muối khoáng.

Khám sàng lọc định kỳ

Để phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh nguy hiểm

 

 

Xem thêm: