Âm đạo nằm ở đâu và có chức năng gì?

Vị trí

Âm đạo là một bộ phận có hình ống kéo dài nối từ âm hộ đến cửa tử cung. Về vị trí, âm đạo nằm trong thành môi nhỏ, vị trí phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn. Cửa âm đạo được bảo vệ bởi màng trinh và các môi âm hộ.

Cấu tạo

Cấu tạo của âm đạo bao gồm phần mô và ống của cơ quan sinh dục nữ kéo dài từ âm hộ đến tử cung. Về cơ bản âm đạo gồm 3 lớp:

  • Lớp thành âm đạo có hình lưới, trơn, bao gồm niêm mạc và các mô cơ sinh học chứa rất nhiều dây thần kinh.

  • Lớp thứ hai gồm một lớp cơ tròn nội mô yếu và một lớp cơ chiều dọc bên ngoài mạnh mẽ hơn. Hệ thống lớp cơ này thường co bóp mạnh trong sinh hoạt tình dục hoặc khi sinh nở.

  • Lớp thứ ba gồm một lớp mô liên kết bên ngoài kết hợp với các mô có chứa mạch máu liên kết yếu, các dây thần kinh và mạch bạch huyết. Sau này trở thành các cơ quan nằm trong vùng chậu.

Về kích thước, do khả năng giãn nở của âm đạo rất tốt nên bộ phận này hầu như không có kích thước cố định. Ở trạng thái bình thường kích cỡ chiều dài âm đạo phụ nữ vào khoảng 7 - 8cm, nhưng khi bị kích thích có thể sâu tới 11cm. Tùy vào mức độ kích thích, các giai đoạn phát triển của người phụ nữ mà âm đạo có những kích thước khác nhau. Phụ nữ khi chưa quan hệ tình dục thì âm đạo thường nhỏ hơn 1,5cm, nhưng khi sinh nở âm đạo có thể giãn tới 10cm. Nói chung, để xác định kích cỡ chính xác của âm đạo khó hơn cả kích cỡ của dương vật.

Chức năng

Chức năng của âm đạo rất đa dạng, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh sản, sinh lý của nữ giới. Một số chức năng chính có thể kể đến:

  • Là nơi giải phóng kinh nguyệt thoát ra định kỳ theo chu kỳ nguyệt san của phụ nữ

  • Là một bộ phận quan trọng cho phép con người quan hệ tình dục và sinh sản. Âm đạo có tính đàn hồi cao, có khả năng co giãn gấp nhiều lần so với kích thước bình thường để hỗ trợ cho việc đón nhận dương vật, thụ tinh tự nhiên, mang thai và sinh nở.

  • Trong quá trình sinh hoạt tình dục ,độ ẩm âm đạo được tăng lên khi được kích thích, thành niêm mạc giúp tiết ra chất nhờn tự nhiên để bôi trơn giảm ma sát và cho phép dương vật thâm nhập dễ dàng hoạt động tình dục. Đây cũng là chất có khả năng làm sạch âm đạo, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, giúp bảo vệ âm đạo được sạch sẽ.

  • Thông qua đường âm đạo, các bác sĩ phụ khoa có thể khám cơ quan sinh dục trong và ngoài của phụ nữ để đánh giá tình trạng sức khỏe phụ khoa, xác định cụ thể ngày rụng trứng.

Bệnh thường gặp

Những vấn đề cần lưu ý

Đa phần các bệnh lý về âm đạo nói riêng và bệnh phụ khoa nói chung đều có nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt, vệ sinh, dinh dưỡng nạp vào hàng ngày. Vì vậy cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất là chị em nên thay đổi điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũ sang những hoạt động lành mạnh hơn:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh phụ khoa (nếu có).

  • Tăng cường chế độ ăn uống dinh dưỡng bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ và vitamin C.

  • Kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya.

  • Trong công việc và đời sống, tránh tâm lý stress, căng thẳng quá mức

  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng sự dẻo dai, sức đề kháng cho cơ thể. Một số bộ môn như yoga, kegel sẽ rất tốt giúp thu hẹp cơ âm đạo của nữ giới.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, tắm rửa và thay đồ lót thường xuyên. Sử dụng nước ấm rửa nhẹ nhàng vùng kín và tránh tuyệt đối các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh để làm sạch âm đạo, âm hộ.

  • Khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần tại các cơ sở y tế uy tín để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa.

 

 

Xem thêm: