Virus thủy đậu sống bao lâu ngoài môi trường?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thi Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Virus thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi Varicella-zoster (VZV) gây ra. Virus thủy đậu có thể lây qua không khí khi người bệnh ho và hắt xì; đặc biệt người tiếp xúc với với dịch tiết ra từ các mụn nước của người bệnh có nguy cơ bị nhiễm cao và hường sau 10 đến 21 ngày sẽ phát bệnh.

1. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất cao gây ra bởi virus varicella-zoster (VZV). Virus varicella-zoster cũng gây ra bệnh zona.

Đối với hầu hết những người khỏe mạnh, thủy đậu sẽ không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người lớn, trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai hoặc những người khác có hệ miễn dịch yếu. Những biến chứng này có thể bao gồm:

Những người có hệ miễn dịch yếu và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao nhất.

Ngoài phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu, bất cứ ai từ 13 tuổi trở lên mắc bệnh thủy đậu cũng nên khám bác sĩ để tìm hiểu về phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh thủy đậu.

2. Đường truyền của bệnh thủy đậu

Thủy đậu lây lan rất dễ dàng bằng cách chạm vào mụn nước thủy đậu hoặc qua không khí khi người bị thủy đậu ho hoặc hắt hơi. Virus lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi với người bị thủy đậu.

Virus thủy đậu không sống lâu trên bề mặt. Tuy nhiên, khi ai đó tiếp xúc với virus thủy đậu, thường sẽ mất khoảng 2 tuần để các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Thời gian xuất hiện bệnh có thể dao động từ 10 đến 21 ngày.

Nếu một người được tiêm phòng mắc bệnh, họ vẫn có thể lây sang người khác. Đối với hầu hết mọi người, bị thủy đậu một lần cung cấp khả năng miễn dịch cho suốt đời. Tuy nhiên, đối với một số ít người, có thể bị thủy đậu nhiều hơn một lần.

virus thủy đậu
Virus thủy đậu không sống lâu trên bề mặt.

3. Điều trị bệnh thủy đậu

Một số cách dưới đây có thể điều trị các triệu chứng của bệnh thủy đậu:

  • Sử dụng kem dưỡng da Calamine và tắm Aveeno (bột yến mạch) có thể giúp giảm bớt triệu chứng ngứa. Giữ cho móng tay, chân sạch và ngắn có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng trầy xước.
  • Không nên sử dụng các sản phẩm chứa aspirin hoặc aspirin để hạ sốt ở trẻ em. Các loại thuốc không chứa aspirin, như acetaminophen (thường được gọi là Tylenol®) được chỉ định.
kem dưỡng da Calamine
Kem dưỡng da Calamine hieju quả đối với điều trị bệnh thủy đậu

4. Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Tiêm phòng là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn nên tiêm hai liều vắc-xin thủy đậu.

  • Trẻ em nên tiêm liều đầu tiên từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai từ 4 đến 6 tuổi. Trẻ em trước đó không tiêm vắc-xin vẫn có thể bắt kịp. Trẻ em từ 12 tuổi trở xuống nên nhận tổng cộng hai liều cách nhau ít nhất 3 tháng.
  • Do nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe cao hơn, tất cả những người từ 13 tuổi trở lên chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc đã được tiêm phòng nên tiêm hai liều cách nhau 4 đến 8 tuần. Lưu ý không nên tiêm vắc-xin thủy đậu khi mang thai.
  • Hầu hết, những người được tiêm phòng sẽ không bị thủy đậu. Nếu một người tiêm vắc-xin bị thủy đậu, các triệu chứng thường nhẹ, ít mụn nước và sốt nhẹ hoặc không sốt. Vắc-xin thủy đậu ngăn ngừa hầu hết các trường hợp bệnh nặng.
  • Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh thủy đậu, bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh, rửa tay thường xuyên và ở nhà nếu bị bệnh để tránh lây lan.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan