Vì sao bệnh bại liệt đã được thanh toán, nhưng trẻ vẫn cần tiêm vắc xin bại liệt?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh bại liệt đã chính thức được thanh toán tại Việt Nam từ năm 2000. Tuy nhiên, khuyến nghị từ Cục y tế dự phòng, trẻ em vẫn cần được tiêm vắc-xin phòng bại liệt đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Điều này giúp nâng cao hiệu quả chủng ngừa bại liệt tối đa và đảm bảo tránh được những rủi ro từ nguồn bệnh.

1. Vì sao bệnh bại liệt đã được thanh toán, nhưng trẻ vẫn cần tiêm vắc xin bại liệt?

Phần lớn các nước trên thế giới, bệnh bại liệt đã được thanh toán nhưng tại khu vực Trung Đông, Nam Á, Châu Phi như Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nigeria, Cameroon, ... vẫn tồn tại bệnh bại liệt ở trẻ em. Một số nước đã thanh toán bệnh này vẫn có ghi nhận những trường hợp bệnh nhân đơn lẻ do virus bại liệt hoang dại xâm nhập vào cơ thể. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh bại liệt quay trở lại và phát triển thành dịch bất cứ lúc nào. Vì vậy, công tác phòng ngừa bệnh bại liệt vẫn luôn được thực hiện.

Vẫn huất hiện một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh bại liệt nên trẻ vẫn phải tiêm phòng đầy đủ
Vẫn huất hiện một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh bại liệt nên trẻ vẫn phải tiêm phòng đầy đủ

Nước ta đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000, đến nay chưa có dấu hiệu và trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, với tình hình phát triển đất nước, sự giao thương thế giới ngày càng lớn và thường xuyên, là nguyên nhân để virus bại liệt có thể xâm nhập vào mà chúng ta rất khó đoán được. Việc vẫn phải duy trì uống, tiêm vắc-xin phòng bệnh bại liệt trong chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em là việc hết sức cần thiết.

Theo khuyến cáo từ Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết việc duy trì miễn dịch bảo vệ phòng bệnh bại liệt cần thực hiện nghiêm túc cho đến khi chủng bệnh bại liệt được thanh toán trên toàn cầu.

2. Sử dụng vắc xin phòng ngừa bệnh bại liệt

Chủng ngừa bại liệt được đánh giá mang lại hiệu quả cao phòng bệnh bại liệt. Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ em được phòng bệnh bại liệt bằng vắc-xin dạng uống hoặc dạng tiêm. Cụ thể vắc-xin dạng uống được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng gồm 3 liều cho trẻ ở độ tuổi 2,3,4 tháng, cùng lúc với tiêm vắc-xin 5 trong 1 (Quinvaxem, CombeFive, SII phòng 5 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, viêm gan B) với khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng. Vắc-xin phòng bệnh bại liệt dạng tiêm (IPV) được tiêm nhắc khi trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên.

Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, vắc-xin bại liệt dạng uống gồm 3 týp (1,2,3) được đổi sang vắc-xin uống 2 týp (1,3) nhằm giảm thiểu nguy cơ gây liệt của bại liệt týp 2 có trong thành phần vắc-xin theo đề nghị của WHO (Tổ chức y tế Thế giới). Lịch uống vắc-xin phòng bại liệt 2 týp tương tự như dạng 3 týp, với 3 lần uống vắc-xin bại liệt (bOPV) vào thời điểm trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin bại liệt 2 týp với 3 týp tương tự nhau.

Uống vắc-xin bại liệt nằm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam
Uống vắc-xin bại liệt nằm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam

Vắc-xin bại liệt dạng tiêm IPV có thể là vắc-xin với kháng nguyên bại liệt riêng rẽ hoặc kết hợp với các kháng nguyên khác như vắc-xin 4 trong 1 (phòng bạch hầu- ho gà- uốn ván- bại liệt), 5 trong 1 (phòng bạch hầu- ho gà- uốn ván- bại liệt- Hib), 6 trong 1 (phòng bạch hầu- ho gà- uốn ván- bại liệt- viêm gan B- Hib). Vắc-xin IPV kết hợp dạng tiêm thường sử dụng trong Chương trình tiêm chủng dịch vụ. Khi sử dụng các vắc-xin này, trẻ không cần phải tiêm liều nhắc IPV lúc 5 tháng tuổi. Và nếu uống OPV cùng với tiêm tối thiểu 1 liều vắc-xin 5 trong 1 (Pentaxim, Infanrix-IPV) hay 6 trong 1 (Hexaxim, Infanrix hexa) cũng sẽ không cần tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi. Cả 2 vắc-xin OPV và IPV có thể sử dụng đồng thời với những vắc-xin khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

593 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan