Vắc-xin Td có công dụng gì?

Vắc-xin Td hay còn gọi là vắc-xin uốn ván bạch hầu. Vắc-xin này được chỉ định để phòng bạch hầu và uốn ván cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

1. Vắc-xin Td là vắc-xin phòng bệnh gì?

Vắc-xin Td hay còn gọi là vắc-xin uốn ván bạch hầu. Vắc-xin này kết hợp từ giải độc tố uốn ván và giải độc tố bạch hầu tinh chế và hấp phụ bằng Aluminium phosphate. Vắc-xin được chỉ định để phòng bạch hầu và uốn ván cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

2. Không tiêm vắc-xin Td có nguy hiểm không?

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng mũi, họng, ... Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn... có chứa mầm bệnh mầm bệnh. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ vì trụy tim mạch.

Uốn vánbệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây ra. Bệnh lây chủ yếu qua da và niêm mạc tổn thương. Trẻ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi thường bị bệnh nặng với tỷ lệ tử vong cao, khoảng từ 30-50%; trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong rất cao.

Vì vậy tiêm vắc-xin bạch hầu uốn ván là phương pháp phòng ngừa bệnh uốn ván, bạch hầu có hiệu quả.

3. Chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc-xin Td

Vắc-xin Td chỉ định tiêm trong trường hợp:

  • Vắc-xin Td chỉ định tiêm cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn khi muốn phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.

Vắc-xin Td chống chỉ định tiêm trong trường hợp:

  • Dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng sau khi tiêm một liều của bất kỳ loại vắc-xin nào có chứa bạch hầu hoặc uốn ván thì không nên tiêm vắc-xin Td.
  • Không tiêm vắc-xin Td khi bị nhiễm trùng cấp tính mà phải đợi đến đi hết nhiễm trùng.
  • Không tiêm đường bắp cho người bị rối loạn chảy máu hoặc giảm tiểu cầu.
Tiêm chủng 2 mũi cho trẻ độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng
Tiêm vắc-xin Td là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay

4. Liều tiêm và tác dụng phụ của vắc-xin Td

4.1. Liều tiêm

Liều tiêm vắc-xin bạch hầu uốn ván là 0,5ml:

  • Đối với trẻ 7 tuổi trở lên mà trước đó đã được tiêm phòng cơ bản, đủ liều phòng bạch hầu và uốn ván thì tiêm nhắc lại 1 liều vào lứa tuổi thứ 7. 10 năm tiêm phòng lại 1 lần để củng cố miễn dịch.
  • Với trẻ từ 7 tuổi trở lên nhưng trước đó chưa được tiêm vắc-xin phòng uốn ván, bạch hầu, thì cần tiêm 3 mũi. Mũi thứ 2 phải cách mũi thứ nhất 1 tháng. Mũi 3 cách mũi 2 khoảng 6 tháng. Sau nó nếu cần thiết thì cũng 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

4.2. Tác dụng phụ của vắc-xin Td

Bất cứ loại vắc-xin nào cũng đều có nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ. Đối với vắc-xin Td, các tác dụng phụ có thể xảy ra như:

  • Đau, đỏ và sưng tấy tại chỗ tiêm
  • Có thể xuất hiện triệu chứng nhức đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi
  • Triệu chứng hiếm gặp là đau nặng, chảy máu, áp xe, viêm dây thần kinh ngoại biên.
sốt cao co giật
Trẻ có thể sốt nhẹ sau tiêm

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: immunize.org, ivac.com.vn, Bộ Y tế

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan