Vắc-xin nào an toàn khi mang thai?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa.

Trước khi mang thai, phụ nữ nên tiêm các loại vắc xin cần thiết để bảo vệ bản thân và thai nhi. Nếu vì lý do nào đó phụ nữ mang thai chưa được tiêm vaccin thì khi mang thai, các bà mẹ nên được tiêm vắc-xin để truyền kháng thể cho thai nhi nhằm giúp trẻ chống lại một số bệnh trong vài tháng đầu đời và đồng thời, bảo vệ bà mẹ trong suốt thai kỳ.

1. Tiêm vắc-xin cho bà bầu có an toàn?

Các loại vắc-xin được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai đều rất an toàn để sử dụng. Nghiên cứu cho thấy rằng, vắc-xin ho gàcúm là hai mũi rất quan trọng để bảo vệ phụ nữ mang thai.

Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin cũng có thể có các tác dụng phụ. Nhưng những tác dụng phụ này thường nhẹ và sẽ tự biến mất. Các tác dụng phụ của vắc-xin phòng cúm và ho gà bao gồm:

  • Đau, đỏ hoặc sưng nơi tiêm
  • Đau cơ
  • Cảm thấy mệt
  • Sốt

Tuy nhiên, những tác dụng phụ này có thể gặp ở bất kỳ ai tiêm vắc-xin, không chỉ riêng phụ nữ mang thai mới gặp phải.

Sốt cao kéo dài
Sau tiêm chủng, phụ nữ có thể gặp triệu chứng sốt nhẹ đến vừa

2. Mang thai tiêm vắc-xin gì?

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo sản phụ nên tiêm vắc-xin ho gà ( Có thành phần trong vaccin Tdap) và tiêm phòng cúm trong mỗi lần mang thai.

  • Vắc-xin cúm

Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị bệnh nặng hơn do cúm, có thể là do thay đổi chức năng miễn dịch, chức năng tim và phổi khi mang thai. Cúm có thể là gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi đang mang thai. Nếu bị cúm khi mang thai, bạn có nguy cơ bị biến chứng và có thể phải nhập viện cao hơn nhiều so với những người khác. Tiêm vắc-xin không chỉ bảo vệ cho sản phụ mà còn bảo vệ cho thai nhi. Ngoài ra, trẻ dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để có thể được tiêm vắc-xin và nếu bị nhiễm virus cúm thì có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ em bé sơ sinh chống lại cúm là bà mẹ nên tiêm vắc-xin cúm khi mang thai.

Vắc-xin cúm loại tiêm được sản xuất từ virus bất hoạt, vì vậy an toàn cho cả bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, sản phụ nên tránh vắc-xin cúm xịt mũi, do loại vắc-xin này được làm từ loại virus sống giảm độc lực.

Xem thêm: Tiêm vắc-xin cúm khi mang thai

  • Vắc-xin ho gà

Ho gà có thể nghiêm trọng đối với bất kỳ ai, nhưng đối với trẻ sơ sinh, bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng. Khoảng 7 trong 10 trường hợp tử vong do ho gà xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể khó nhận biết trẻ có bị ho gà hay không vì nhiều trẻ mắc bệnh này nhưng không có triệu chứng ho. Thay vào đó, trẻ có thể bị ngừng thở và chuyển sang màu xanh tím thì bố mẹ mới đưa trẻ đi cấp cứu.

Thoát vị bẹn ở trẻ
Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi măc ho gà thường có nguy cơ cao đến vấn đề sức khoẻ

Bà mẹ khi mang thai được tiêm vắc-xin ho gà, cơ thể bà mẹ sẽ tạo ra các kháng thể bảo vệ cho chính cơ thể mẹ và truyền một số kháng thể sang cho thai nhi trước khi sinh. Những kháng thể này sẽ bảo vệ trẻ ở mấy tháng đầu sau sinh chống lại bệnh ho gà trước khi trẻ đủ tháng để được tiêm vắc-xin này.

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo sản phụ nên tiêm vắc-xin ho gà trong khoảng thời gian từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của mỗi lần mang thai, tốt nhất là trong 3 tháng đầu.

Một số phụ nữ có thể cần các loại vắc-xin khác trước, trong hoặc sau khi mang thai.

  • Nếu một phụ nữ mang thai làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc đi du lịch đến một quốc gia có thể bị phơi nhiễm với bệnh viêm màng não mô cầu, thì bác sĩ sẽ khuyên bà mẹ nên tiêm vắc-xin não mô cầu.
  • Viêm gan B: Trẻ có mẹ bị viêm gan B có nguy cơ cao cũng bị nhiễm viêm gan B trong khi sinh. Do đó, bà mẹ nên xét nghiệm viêm gan B và tiêm loại vắc-xin này.
  • Viêm gan A: Đối với phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh gan mạn tính, các bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể khuyên dùng vắc-xin viêm gan A.
  • Vắc-xin khi đi du lịch: Phụ nữ mang thai nếu có kế hoạch du lịch quốc tế nên xin bác sĩ tư vấn về các loại vắc-xin nên tiêm ít nhất 4 đến 6 tuần trước chuyến đi khởi hành.

3. Các loại vắc-xin không nên tiêm khi mang thai

Theo các chuyên gia, những loại vắc-xin dưới đây không được khuyến cáo trong thai kỳ:

tiêm phòng khi mang thai
Một số loại vắc-xin được khuyến cáo không nên tiêm cho mẹ bầu

Tuy nhiên, để biết chính xác loại vắc-xin nên tiêm và không nên tiêm, bác sĩ sẽ phải dựa vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra chỉ định. Bên cạnh đó, sản phụ cũng cần lưu ý lựa chọn các đơn vị tiêm chủng có đủ năng lực về chuyên môn cũng như đủ các loại vắc-xin về số lượng cũng như chất lượng. Nhằm giúp sản phụ được tiêm chủng liên tục và không bị gián đoạn do nguồn cung khan hiếm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan