Trẻ chưa có phản ứng xấu với vắc xin, liệu có thể xảy ra ở các lần tiêm trong tương lai?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BS. Nguyễn Hùng Tiến – Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Tiêm vắc-xin là một bước vô cùng cần thiết để bảo vệ tối ưu cho sức khỏe của trẻ. Mỗi một đứa trẻ sẽ có khả năng dung nạp với vắc-xin khác nhau. Một số trẻ có thể gặp phải phản ứng nghiêm trọng ngay sau khi tiêm, đặc biệt là sốc phản vệ, đe dọa tới tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, cũng có trẻ sau khi tiêm không gặp phải bất cứ phản ứng nào, thậm chí ngay cả trong những lần tiêm tiếp theo.

1. Lợi ích của việc tiêm vắc-xin cho trẻ

Tiêm vắc-xin thực chất là việc kích thích cơ thể trẻ sinh ra các kháng thể để chống lại những tác nhân gây bệnh tật. Bản thân việc tiêm vắc-xin cũng đem lại một số lợi ích nhất định, bao gồm:

  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ: bao gồm uốn ván, ho gà, bạch hầu, rubella, sởi, quai bị, bại liệt, viêm não Nhật Bản, lao, thương hàn hoặc bệnh tả.
  • Ngăn ngừa các rủi ro biến chứng hay di chứng để lại do bệnh tật, từ đó giảm nguy cơ bị tử vong ở trẻ.
  • Tiết kiệm chi phí chữa bệnh cho gia đình bạn
  • Tạo điều kiện giúp tăng cường sức khỏe của trẻ, để trẻ phát triển một cách toàn diện.
  • Bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng xung quanh khỏi lây nhiễm bệnh tật
Thuốc tiêm
Tiêm vắc-xin giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ và tăng cường miễn dịch cho cả cộng đồng

2. Một số phản ứng sau khi tiêm vắc-xin cho trẻ

Trong những năm tháng đầu đời, việc tiêm phòng vắc-xin được xem là biện pháp tối ưu nhất giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ mắc phải các bệnh nguy hiểm, từ đó giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, trẻ có thể gặp phải những phản ứng xấu sau khi tiêm vắc-xin. Các phản ứng sau tiêm có thể bao gồm:

  • Phản ứng nhẹ: đây là những phản ứng thông thường của cơ thể trẻ sau khi tiêm, và có thể tự biến mất sau một vài ngày. Những phản ứng này bao gồm đau hoặc đỏ tại vị trí tiêm, sốt dưới 39 độ C, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và chán ăn.
  • Phản ứng nặng: thường bao gồm sốc phản vệ (hiếm khi gặp), thở khò khè, khó thở, co giật, quấy khóc, hôn mê, người tím tái, bụng đau quặn, đại/tiểu tiện không tự chủ được, mạch nhanh nhỏ (khó bắt), chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, hoặc nôn mửa.

Dưới đây là các tác dụng phụ mà bé có thể gặp phải sau khi tiêm một số loại vắc-xin, bao gồm:

  • Vắc-xin viêm gan B: gây sưng đỏ tại vị trí tiêm. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 1-2 ngày, sau đó tự khỏi.
  • Vắc-xin cúm: trẻ có thể bị sốt cao trên 38,5 độ C sau khi tiêm, kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, hoặc bị sưng tại vị trí tiêm.
  • Vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella: trẻ có thể bị sưng và đau tại vị trí tiêm, kèm theo các triệu chứng như nôn, phát ban nhẹ, co giật, viêm tủy ngang, và giảm tiểu cầu trong máu.
  • Vắc-xin Viêm não Nhật Bản: sưng đỏ và đau ở vị trí tiêm, ngoài ra trẻ cũng có thể cảm thấy đau nhức đầu, sốt và mệt mỏi sau khi tiêm.
  • Vắc-xin thương hàn: trẻ có thể bị sưng đau ở vị trí tiêm, đôi khi kèm theo đau đầu, sốt, đau cơ hoặc rối loạn tiêu hoá.
sưng tấy khi tiêm
Sưng tấy trên da là tác dụng phụ phổ biến nhất mà trẻ có thể gặp phải sau khi tiêm chủng

3. Phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin cho trẻ

Sốc phản vệ được xem là một trong những phản ứng nguy hiểm nhất sau khi tiêm vắc-xin ở trẻ em. Nó có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Dấu hiệu điển hình nhất của sốc phản vệ là suy tuần hoàn cấp, kèm theo các triệu chứng như mạch nhanh, tay chân lạnh ngắt, khó thở, huyết áp bị tụt, tiêu chảy, co rút cơ thành bụng hoặc da xanh xám lại.

Việc xử lý sốc phản vệ sẽ được nhân viên y tế xử lý theo phác đồ xử lý sốc phản vệ ở trẻ em do bộ y tế ban hành.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp phản ứng nặng sau khi tiêm vắc-xin

Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin:

5. Trẻ chưa có phản ứng xấu với vắc xin, liệu có thể xảy ra ở các lần tiêm trong tương lai?

Điều này có thể không nhất thiết xảy ra trong tương lai nếu trẻ chưa có phản ứng xấu với các lần tiêm vắc-xin trước đó. Sở dĩ, mỗi loại vắc-xin đều không giống nhau về cơ chế hoạt động. Trẻ có thể phản ứng xấu với loại vắc-xin này nhưng chưa chắc đã gặp phải tình trạng tương tự khi tiêm một loại vắc-xin khác.

Hầu hết trẻ em, nếu có xảy ra phản ứng sau khi tiêm thường có các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc đau nhức và sưng tấy tại vết tiêm. Các triệu chứng nhẹ như thế này cũng phổ biến sau khi trẻ được tiêm mũi thứ hai hoặc thứ ba trong các lần tiêm tiếp theo.

Các chuyên gia cũng cho rằng, những phản ứng nghiêm trọng thường có xu hướng xảy ra sau khi trẻ được tiêm mũi đầu tiên.

Tiêm chủng
Mỗi loại vắc-xin có cơ chế tác động khác nhau nên sẽ gây ra các phản ứng khác nhau cho trẻ

Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ có thể bị phản ứng nghiêm trọng với loại vắc-xin mà trẻ đã dung nạp trước đó. Vì vậy, điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng, ngay cả khi con bạn đã được tiêm phòng trước đó.

Nếu trẻ đã từng gặp phải các phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin, chẳng hạn như khó thở, sưng môi, sưng mặt, nổi mề đay khắp cơ thể, nôn mửa, ngất xỉu hoặc cử động bất thường, bạn nên báo cho bác sĩ ngay lập tức trước khi cho trẻ tiêm liều vắc-xin tiếp theo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

126 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan