Sự thật thú vị về hệ thống miễn dịch

Hệ miễn dịch là đội quân thần thánh của chính chúng ta, là những chiến binh quả cảm tuyên thệ bảo vệ chúng ta chống lại tất cả những thế lực đe dọa tới sức khỏe, dù bên trong hay bên ngoài. Hệ miễn dịch bảo vệ chúng ta chống lại bệnh tật, nhiễm trùng và giúp cơ thể phục hồi sau chấn thương.

1. Máu và bạch huyết – Dòng chảy của sự sống

Hệ miễn dịch là một hệ thống chiến đấu phức tạp được nuôi dưỡng bởi khoảng 5 lít máu và bạch huyết. Bạch huyết là dịch trong suốt không màu, lưu chuyển qua các mô của cơ thể nhờ hệ thống mạch bạch huyết. Máu và bạch huyết cùng vận chuyển tất cả thành phần của hệ miễn dịch để hoàn thành nhiệm vụ.

2. Hiệp sĩ bạch cầu

Giống như bạch mã hiệp sĩ đánh bại rồng, bạch cầu lao vào trận chiến chống lại bất kỳ dấu hiệu rắc rối nào. Có 2 loại bạch cầu là thực bào và tế bào lympho.

Thực bào di chuyển qua mạch máu và mô để “ăn” hoặc hấp thụ những kẻ xâm lược. Thực bào khoá mục tiêu các sinh vật gây bệnh, hay mầm bệnh, và độc tố. Độc tố là chất độc tự nhiên sản sinh nhằm mục đích tự bảo vệ của mầm bệnh. Đôi khi thực bào xử lý mầm bệnh, chúng sẽ gửi ra một hoá chất giúp tế bào lympho nhận diện loại mầm bệnh đó.

Mỗi mầm bệnh mang một loại kháng nguyên cụ thể, và mỗi tế bào lympho trong cơ thể mang những kháng thể để chiến đấu với kháng nguyên từ mầm bệnh. Có 3 loại tế bào lympho chính trong cơ thể: Tế bào B, tế bào Ttế bào tiêu diệt tự nhiên (NK).

tế bào lympho
Có 3 loại tế bào lympho ở trong cơ thể

Tế bào B sản xuất kháng thể tấn công vi khuẩn, virus và độc chất xâm nhập vào cơ thể. Tế bào T tiêu diệt những tế bào đã bị vi rút chiếm lĩnh hay bị ác tính hoá của cơ thể. Cũng giống tế bào T, tế bào tiêu diệt tự nhiên NK loại trừ các tế bào bị nhiễm trùng hoặc ác tính hoá. Nhưng thay vì sản xuất kháng thể, chúng tạo ra một loại enzym đặc biệt để xử lý những tế bào này.

Cơ thể của chúng ta tạo ra kháng thể bất cứ khi nào nó bị nhiễm một kháng nguyên mới. Nếu cùng một kháng nguyên xâm nhiễm cơ thể lần thứ hai, cơ thể có thể nhanh chóng tạo ra bản sao tương ứng của kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên này.

Những chiến binh quả cảm của cơ thể chỉ tồn tại trong vòng vài tuần, nhưng số lượng của những chiến binh này rất đông. Một giọt máu có thể chứa đế 25 nghìn bạch cầu.

3. Sốt và viêm là dấu hiệu tốt

Sốt và viêm gây ra những cảm giác không dễ chịu, nhưng chúng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang làm công việc của nó. Sốt giải phóng bạch cầu, tăng cường trao đổi chất, và ngăn một số mầm bệnh nhân bản.

Viêm xảy ra khi tế bào bị tổn thương phóng histamin. Histamin khiến thành tế bào giãn ra, gây đỏ, nóng, đau và sưng – các dấu hiệu của viêm, điều này nhằm giúp cơ thể hạn chế ảnh hưởng của kích thích tố.

Sốt cao nhiệt kế
Sốt cao giúp giải phóng bạch cầu giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất

4. Ngủ đủ giấc trước khi quá muộn

Bạn hoạt động liên tục tối ngày, rồi đột nhiên phát hiện mình bị ốm? Đây chính là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang có vấn đề. Nếu bạn không ngủ hơn 5 tiếng mỗi đêm, hệ miễn dịch, cũng như chúng ta, có thể bị trầm cảm. Bạn sẽ có nguy cơ mắc cảm, cúm và nhiễm trùng.

5. Phơi nắng hợp lý rất cần thiết

Tiếp xúc với ánh nắng là cách cơ thể của chúng ta tự sản xuất vitamin D. Điều này giúp tránh khỏi một loạt các điều xấu như trầm cảm, bệnh tim và một số bệnh ung thư. Nó thậm chí còn tốt cho những người bị rối loạn tự miễn dịch.

Những người có làn da sáng chỉ cần khoảng 10 phút phơi nắng để hấp thụ toàn bộ lượng vitamin D cần thiết. Tuy nhiên, phơi nắng quá lâu có thể gây tổn thương tạm thời cho hệ miễn dịch và thậm chí còn dẫn đến ung thư da. Ánh nắng mặt trời rất tốt, nhưng chúng ta cần bảo vệ da nếu định hoạt động ngoài trời.

Các chuyên gia chăm sóc da khuyến cáo tất cả mọi người nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng bảo vệ trước tia UVA và UVB, SPF từ 30 trở lên và chống nước. Khi ánh nắng gay gắt, bạn nên mặc quần áo bảo hộ như:

  • Áo dài tay
  • Quần dài
  • Mũ rộng vành
  • Kính mát

Và cần lưu ý hãy ở trong bóng râm khi tia nắng mặt trời mạnh nhất, trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ?
Tắm nắng mỗi ngày giúp cơ thể hấp thụ lượng vitamin D cần thiết

6. Áp lực (stress) tàn phá hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch luôn trong vị trí sẵn sàng chiến đấu, nhưng mọi thứ đều có giới hạn của nó. Stress có ảnh hưởng đáng kể lên hệ miễn dịch. Khi bạn cảm thấy áp lực, một loạt các sự kiện giải phóng cortisol, adrenaline và các hormone stress khác từ tuyến thượng thận. Các hóc môn này phối hợp giúp cơ thể đương đầu với stress.

Thường thì cortisol có lợi bởi hóc môn này giảm sự viêm - là hậu quả của đáp ứng miễn dịch do stress. Nhưng nếu một người stress mãn tính, các hóc môn stress có thể ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể qua thời gian, gây tăng nguy cơ của các vấn đề sức khỏe, bao gồm:

  • Rối loạn lo âu
  • Trầm cảm
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Bệnh lý tim mạch
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Tăng cân
  • Vấn đề với trí nhớ và khả năng tập trung

Chúng ta phải tìm ra những cách lành mạnh để đương đầu với stress. Điều này sẽ giảm nguy cơ do stress trong thời gian dài và các vấn đề liên quan. Một số biện pháp hay để giảm stress gồm:

  • Thiền định
  • Tập yoga
  • Châm cứu
  • Liệu pháp nói chuyện
  • Liệu pháp nghệ thuật
  • Tập thể dục
  • Ăn uống điều độ
Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ?
Có lối sống khoa học và lành mạch để đẩy lùi stress

7. Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ

Ông bà ta có câu, một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Cười sảng khoái giúp giải phóng dopamin và các hoá chất của não bộ giúp bạn cảm thấy tốt hơn, cùng giúp giảm stress. Cười vui vẻ 20 phút một ngày có thể chưa đủ để bạn không phải gặp bác sĩ, nhưng cười có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

8. Vi khuẩn không chỉ có gây hại

Hệ tiêu hoá của chúng ta chứa hàng chục nghìn tỷ vi sinh vật để giúp chúng ta tiêu hoá thức ăn. Nhưng vi khuẩn ngoài cơ thể hay bị coi là tệ hại và kinh tởm. Trong khi một số điều này có thể đúng, bạn cần những vi khuẩn đó để giữ sức khỏe.

Hệ miễn dịch có khả năng thích nghi, đó là lý do nhân loại có thể tồn tại. Một khi cơ thể phơi nhiễm với dị chất, hệ miễn dịch tấn công dị chất đó và ghi nhớ. Nếu gặp lại lần nữa, cơ thể đã có kinh nghiệm đối phó. Một minh chứng rõ ràng là bệnh sởi: một lần mắc thường đủ để bảo vệ bạn suốt đời.

9. Dị ứng

Những người bị dị ứng theo mùa hay sốt hoa cỏ (hay fever) rất ngại phấn hoa và lông động vật. Những tác nhân siêu tí hon này làm cơ thể giải phóng histamin, gây một số triệu chứng khó chịu của dị ứng.

Dị ứng không xảy ra mới tất cả mọi người. Dị ứng là do cơ thể đánh giá nhầm đối tượng gây hại, như phấn hoa hay 1 loại thức ăn. Cơ thể kích hoạt đáp ứng dị ứng chống lại các đối tượng này, khiến bạn gặp phải các triệu chứng dị ứng.

Viêm mũi dị ứng
Dị ứng là khi cơ thể đánh giá nhầm đối tượng gây hại

10. Rối loạn tự miễn

Đôi khi hệ miễn dịch tấn công các mô của chính cơ thể, gây bệnh tự miễn. Hầu hết hệ miễn dịch của chúng ta đã quen với các mô “phe mình” trước khi chúng được sinh ra. Chúng thực hiện bằng cách vô hiệu hoá các tế bào sẽ tấn công chúng. Rối loạn tự miễn là khi cơ thể tấn công nhầm tế bào khỏe mạnh, đây là điều mà bệnh nhân mắc các bệnh lý sau phải trải qua:

Những bệnh này được điều trị bằng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

11. Vì hệ miễn dịch khỏe để chiến đấu

Hệ miễn dịch rất vất vả bảo vệ chúng ta mỗi ngày, nhưng có những biện pháp sau để hỗ trợ hệ miễn dịch:

  • Ngủ ngon vào ban đêm. Cơ thể chúng ta không thể vận hành bình thường nếu bạn không ngủ đủ giấc.
  • Vệ sinh cơ thể tốt. Rửa tay thường xuyên có thể ngăn nhiễm trùng.
  • Cân bằng trong chế độ ăn và tập thể dục đều đặn. Ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và hoạt động thể chất tích cực sẽ giúp cơ thể chiến đấu chống nhiễm trùng.
Ngủ ngon
Ngủ ngon và đủ giấc để có một hệ miễn dịch khỏe

12. Vắc-xin

Vắc-xin (chủng ngừa) là một biện pháp để kích hoạt đáp ứng miễn dịch. Mũi tiêm chứa liều thấp kháng nguyên, như vi rút sống bị làm yếu hay vi rút đã chết, được đưa vào cơ thể để xây dựng bộ nhớ cho hệ miễn dịch (tế bào B hoạt tính và tế bào T nhạy hoá). Trí nhớ này giúp cơ thể phản ứng nhanh và hiệu quả hơn nếu có tiếp xúc với nguồn bệnh trong tương lai.

Tiêm vắc-xin cho trẻ đúng lịch, đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn bảo vệ những người xung quanh có miễn dịch yếu. Lịch tiêm vắc xin theo khuyến cáo của CDC an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh dựa trên cách hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với vắc xin ở các độ tuổi khác nhau và tác nhân gây bệnh cụ thể.

Tiêm vắc-xin đúng thời điểm có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi 14 bệnh có thể nghiêm trọng vào đúng thời điểm dễ bị mắc bệnh nhất, đồng thời, tiêm ngừa đúng lịch, đầy đủ và đúng loại vắc xin phù hợp lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một hàng rào sức đề kháng tốt, đây là cách bảo vệ trẻ sớm nhất và lâu dài khỏi bệnh tật.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, phù hợp với độ tuổi trẻ cần tiêm chủng, vắc xin có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập đến bảo quản đến khi sử dụng. Trước khi tiêm phòng, trẻ sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa trước tất cả các mũi tiêm để đánh giá tình trạng cơ thể, loại trừ nguy cơ dị ứng phản vệ, cân đối liều tiêm hợp lý và tư vấn thông tin vắc xin.

100% trẻ sau tiêm chủng sẽ được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về. Đặc biệt, phòng theo dõi sau tiêm chủng tại Vinmec được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan