Lưu ý trong khám sàng lọc trước tiêm chủng

Việc khám sàng lọc nhằm phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết định tiêm chủng, không tiêm chủng, hoãn tiêm chủng hoặc chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.

1. Mục đích khám sàng lọc trước tiêm chủng

Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng là điều quan trọng nhằm phát hiện những bất thường, đảm bảo người tiêm chủng có đủ điều kiện sức khỏe trước khi tiêm.

  • Khám sàng lọc trước tiêm chủng nhằm phát hiện các tiền sử về dị ứng, các bất thường sau tiêm từ các lần tiêm phòng trước.
  • Hạn chế tối đa những phản ứng sau tiêm và giúp phát hiện trường hợp cần lưu ý để quyết định có nên tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm vắc-xin nào đó.
  • Khám sàng lọc nhằm đảm bảo người tiêm phòng tiêm phòng đúng lịch tiêm.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được dựa trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám. Vì vậy, người chăm sóc của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng, hiệu quả và an toàn nhất cho người tiêm chủng.

Khám bệnh cho trẻ
Khám sàng lọc để kiểm tra đánh giá tình trạng sức khỏe của bé trước tiêm chủng

2. Lưu ý trong khám sàng lọc trước tiêm chủng

2.1. Với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện

  • Y, bác sĩ là người trực tiếp thăm khám, tư vấn tiêm chủng rồi ghi thông tin và trực tiếp đo, ghi kết quả nhiệt độ khi không có điều dưỡng, hộ sinh.
  • Người khám sàng lọc trước tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng.
  • Hỏi tiền sử và các thông tin liên quan; đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và kết luận.
  • Tất cả nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm, lưu tại các điểm tiêm chủng trong thời gian 15 ngày.

2.2. Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện

  • Y, bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm chủng phải phối hợp với các thầy thuốc chuyên khoa (nếu cần) để đưa ra kết luận về chỉ định tiêm chủng.
  • Người khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng phải khám đánh giá toàn diện và đưa ra kết luận về điều kiện tiêm chủng.
  • Khi được yêu cầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ phối hợp với cán bộ tiêm chủng thực hiện tiêm chủng và theo dõi sau tiêm chủng khi cần.
Chính sách hoàn trả giá và đổi địa điểm dịch vụ tiêm chủng
Gia đình có thể đưa trẻ đến tiêm tại bệnh viện hoặc các trung tâm tiêm chủng

3. Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng vắc-xin

Chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Không tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng.
  • Người tiêm chủng có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần trước có cùng thành phần như: sốt cao trên 39°C, co giật, có dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
  • Người tiêm chủng bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin sống.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin

Các trường hợp tạm hoãn:

  • Dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ trường hợp đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B).
  • Đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.
  • Trẻ có cân nặng dưới 2000g.
  • Người tiêm chủng mắc các bệnh cấp tính như nhiễm trùng.
  • Sốt trên hoặc bằng 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5°C.
  • Trường hợp tạm hoãn tiêm chủng theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
Trẻ sinh non
Trẻ có cân nặng dưới 2kg có thể bị tạm hoãn tiêm chủng

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec từ lâu luôn là địa chỉ tin cậy được nhiều gia đình lựa chọn để tiêm chủng. Dịch vụ tiêm phòng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các loại vắc-xin cho mọi lứa tuổi. Nguồn vắc-xin chất lượng cao, thuốc tiêm ngừa được bảo quản nghiêm ngặt theo đúng quy định từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng;
  • Đội ngũ y bác sĩ nhân viên y tế chuyên nghiệp, thân thiện, tận tâm và giàu kinh nghiệm, có thể tư vấn, xử lý các tình huống tiêm chủng phức tạp;
  • Trước khi tiêm chủng: Tư vấn cho đối tượng tiêm chủng, khám sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo điều kiện sức khỏe bình thường, đủ điều kiện tiêm chủng. Nếu đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn sẽ được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ....Qua đó, cha mẹ cập nhật thêm thông tin và kiến thức tiêm phòng cho trẻ.
  • Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm theo đúng quy định, đảm bảo an toàn
  • Sau khi tiêm chủng: Người được tiêm chủng sẽ được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm và gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng sẽ được hướng dẫn tiếp tục theo dõi tối thiểu 24 giờ sau tiêm chủng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại: Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu, thoáng mát, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Bạn sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Việc tiêm chủng đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sức khỏe của mỗi con người. Vì vậy, mỗi cá nhân hãy coi việc tiêm phòng vắc-xin không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm với bản thân mình và cộng đồng toàn xã hội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan