Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Vì sao cha mẹ cần quan tâm đến lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi?

Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sẽ là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Chính vì thế, để phòng bệnh cho trẻ thì vắc xin là phương pháp hữu hiệu nhất, vắc xin có tác dụng bảo vệ trẻ bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Những kháng thể này sẽ giúp nhận biết và vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh.

Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO cụ thể như sau:

Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2020-2021, Quý phụ huynh cần theo dõi để tránh trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm:

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi (sau sinh)

  • Vắc xin BCG: càng sớm càng tốt sau khi sinh.
  • Vắc xin viêm gan siêu vi B trong vòng 24 h sau sinh

Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do vi khuẩn Hib) - Lần 1
  • Vắc xin Rota virus - Lần 1
  • Vắc xin phế cầu- Lần 1 (PCV1)

Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do vi khuẩn Hib) - Lần 2
  • Vắc xin Rota virus - Lần 2
  • Vắc xin Phế cầu -Lần 2 (PCV2)

Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do vi khuẩn Hib 3) - Lần 3
  • Vắc xin Rota virus - Lần 3
  • Vắc xin Phế cầu - Lần 3 (PCV 3)

Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi

  • Vắc xin cúm
  • Não mô cầu BC ( Nếu có yếu tố dịch tễ)

Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi

  • Vắc xin Sởi đơn
  • Vắc xin Viêm não Nhật Bản - Lần 1 (Imojev 1)

Tiêm chủng cho trẻ 1 tuổi (12 tháng tuổi)

  • Vắc xin 3 trong 1 (Sởi - Quai bị - Rubella) - Lần 1
  • Vắc xin Thủy đậu- Lần 1
  • Vắc xin Viêm gan siêu vi A - Lần 1
  • Vắc xin Viêm não Nhật Bản - Lần 1 ( Vaccin bất hoạt Jevax).Vắc xin Viêm não Nhật Bản - Lần 2 (Cách mũi 1: 7 – 10 ngày)
  • Vắc xin Phế cầu - Lần 4 (PCV 4) sau PCV 3 tối thiểu 6 tháng
  • Vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Lần 4
lich-tiem-chung-cho-tre-duoi-1-tuoi-1
Lịch tiêm chủng cho bé 2019 và những điều cha mẹ cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin

Sau tiêm chủng có thể xảy ra phản ứng gì?

Trong những năm đầu đời, tiêm chủng mặc dù không thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật hoàn toàn nhưng được coi là phương pháp tốt nhất giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tật. Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi chưa đủ ngôn ngữ để biểu đạt các mong muốn, nhu cầu cá nhân, việc theo dõi và chăm sóc trẻ 24h sau tiêm, hay còn gọi là theo dõi phát hiện các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ rất quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn & đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

  • Những phản ứng sau tiêm chủng bao gồm:

-Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi sử dụng vắc-xin, bao gồm các triệu chứng tại chỗ như: Mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn).

-Phản ứng nặng sau tiêm chủng, có thể bao gồm

  • Sốc phản vệ (rất hiếm gặp)
  • Co giật, khóc thét, quấy khóc dai dẳng, li bì, hôn mê
  • Thở khò khè, khó thở, tím tái
  • Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa
  • Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.

Những lưu ý sau khi tiêm phòng vắc-xin

1. Theo dõi 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng

  • Nhân viên y tế kiểm tra các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng
  • Nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ cơ thể và vết tiêm trước khi cho khách hàng ra về.

2. Chăm sóc tại nhà

Cần tiếp tục trẻ theo dõi tại nhà ít nhất trong vòng 24h sau tiêm chủng về các dấu hiệu: Tinh thần, ăn, ngủ, thở, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm...

Gia đình cần chú ý

  • Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; không cho ăn nằm
  • Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm
  • Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
  • Nếu trẻ sốt: Cặp nhiệt độ, chườm mát, dùng hạ sốt theo đơn
  • Không đắp bất kì chất gì vào vị trí tiêm (lá cây, chanh, khoai tây...)

Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm

  • Không đắp bất kì chất gì vào vị trí tiêm
  • Nếu quầng đỏ tiếp tục to lên > 2cm, cứng, nóng →Cần cho trẻ khám lại ngay
  • Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sốt:
  • Sốt < 38.5 độ C: Chườm mát bằng nước dưới vòi hoặc dùng miếng hạ sốt dán trán
  • Sốt > 38.5 độ C: Dùng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ.

Tất cả các trường hợp tiêm vắc-xin, cần đưa trẻ KHÁM LẠI NGAY khi:

  • Trẻ co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú
  • Khó thở, tím tái, nổi mề đay toàn thân, chân tay lạnh, nổi vân tím
  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C, dùng hạ sốt không đỡ
  • Sốt trên 3 ngày
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước > 2cm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan