Hiệu quả của vắc xin cúm được đo lường như thế nào?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch (CDC), vắc xin cúm giúp giảm khoảng 60% tỷ lệ mắc cúm. Nhưng tỷ lệ này thay đổi từ năm này sang năm khác và giữa các nhóm người khác nhau. Hiệu quả của vắc xin cúm phụ thuộc vào một số các yếu tố như tuổi, tình trạng sức khỏe, thời gian tiêm...

1. Phương pháp đo lường hoạt động của vắc xin cúm

Các nhà nghiên cứu sử dụng hai nghiên cứu để xác định hoạt động của vắc xin cúm:

  • Nghiên cứu thứ nhất là thử nghiệm vắc xin cúm ngẫu nhiên có kiểm soát (RTC). Trong nghiên cứu này người tham gia sẽ được chỉ định ngẫu nhiên để nhận mũi vắc xin cúm hoặc giả dược (ví dụ nước muối). Hiệu quả của vắc xin được đo bằng cách so sánh tần suất bệnh cúm ở nhóm được tiêm vắc xin và nhóm chưa được tiêm vắc xin (giả dược). Thiết kế này sẽ giảm thiểu sai lệch ở kết quả nghiên cứu.
  • Nghiên cứu thứ hai là nghiên cứu quan sát (gồm có nghiên cứu đoàn hệ hoặc nghiên cứu trường hợp). Nghiên cứu này sẽ quan sát đánh giá cách thức hoạt động của vắc xin bằng cách so sánh sự xuất hiện của bệnh cúm trong số người được tiêm phòng so với những người không được tiêm phòng cúm. Hiệu quả của vắc xin là sự giảm tỷ lệ tần suất mắc bệnh trong số những người được tiêm phòng so với những người không được tiêm đồng thời có sự điều chỉnh của các yếu tố gây nhiễu trong quá trình nghiên cứu.

2. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu hiệu quả vắc xin cúm

Tiêm phòng vắc-xin
Việc đo lượng hiệu quả của vắc xin cúm có thể bị ảnh hưởng bởi virus và vật chủ cũng như phương pháp nghiên cứu

Việc đo lượng hiệu quả của vắc xin cúm có thể bị ảnh hưởng bởi virus và vật chủ cũng như phương pháp nghiên cứu. Do đó, ước tính hiệu quả của vắc xin có thể thay đổi giữa các nghiên cứu được công bố.

Yếu tố virus

Lợi ích bảo vệ của việc tiêm phòng cúm thường thấp hơn cúm mùa nơi mà phần lớn các virus cúm lưu hành khác với virus cúm được sử dụng sản xuất vắc xin. Virus cúm liên tục thay đổi thông qua quá trình tự nhiên được gọi là lệch kháng nguyên. Tuy nhiên, mức độ lệch kháng nguyên và tần suất virus bị lệch có thể khác nhau đối với ba hoặc bốn virus có trong vắc xin cúm mùa. Vì vậy, ngay cả khi virus cúm mùa bị lệch nhẹ hoặc chuẩn so với vắc xin, có thể đối tượng tiêm vẫn nhận được một số lợi ích bảo vệ từ việc tiêm phòng. Và nếu virus cúm phù hợp tốt, thì vắc xin có thể mang lại lợi ích bảo vệ tổng thể.

Các yếu tố vật chủ

Ngoài yếu tố virus thì yếu tố vật chủ như tuổi tác, tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, tiền sử nhiễm trùng trước đó và tiêm chủng định kỳ trước đó có ảnh hưởng đến lợi ích nhận được từ tiêm chủng.

Yếu tố thiết kế nghiên cứu

Các chuyên gia coi thiết kế nghiên cứu RCTs là thiết kế nghiên cứu vì chúng ít bị sai số. Tuy nhiên, những nghiên cứu này không thể được tiến hành khi khuyến cáo tiêm vắc xin trong cộng đồng và nghiên cứu này rất khó thực hiện với những trường hợp có hệ quả nghiêm trọng và ít phổ biến. Hiện nay, chủ yếu sử dụng nghiên cứu âm tính thử nghiệm, thiết kế kiểm soát-trường hợp để thử nghiệm hiệu quả vắc xin cúm mùa. Trong thiết kế này những người tham gia đều được kiểm tra bằng cách sử dụng xét nghiệm đặc hiệu cao về nhiễm virus cúm. Tỷ lệ tiêm chủng sau đó được so sánh với những bệnh nhân mắc và không mắc cúm thông qua các xét nghiệm. Cùng với sự bổ trợ của nghiên cứu quan sát thì có thể ước tính tối ưu hiệu quả của vắc xin cúm.

3. Bằng chứng về hoạt động của vắc xin cúm mùa

3.1. Người từ 65 tuổi trở lên

Trong số những người lớn tuổi, việc tiêm phòng cúm hàng năm được khuyến nghị dựa trên gánh nặng của bệnh liên quan đến cúm và chứng minh hiệu quả của vắc xin ở những người trẻ tuổi. Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu quan sát sử dụng thiết kế thử nghiệm âm tính đã cung cấp ước tính hiệu quả vắc xin cúm cho người trưởng thành > 60 tuổi chống lại nhiễm cúm được xác nhận bởi RT-PCR. Phân tích tổng hợp này đã báo cáo hiệu quả vắc xin đáng kể là 52%.

3.2. Người trưởng thành

Những nghiên cứu cho đối tượng này đã báo cáo ước tính hiệu quả của vắc xin cúm dao động từ 16-75%, và hiệu quả vắc xin là 16% trong mùa có ít nhiễm cúm.

3.3 Trẻ em

Nghiên cứu RCTs trong 4 năm về sự bất hoạt của vắc xin ở trẻ từ 1-15 tuổi, hiệu quả của vắc xin ước tính là 77% chống lại cúm A (H3N2) và 91% chống lại nhiễm virus cúm A (H1N1). Và một vài nghiên cứu RCTs của vắc xin cúm bị suy giảm sự sống ở trẻ nhỏ đã chứng minh hiệu quả của vắc xin chống lại cúm xác nhận trong phòng thí nghiệm dao động từ 74-94%.

3.4. Phụ nữ mang thai

Mang thai
Tiêm vắc xin cúm khi mang thai giúp giảm 49% tỷ lệ mắc cúm được xác nhận trong phòng thí nghiệm ở trẻ sơ sinh có phụ nữ âm tính với HIV

Nghiên cứu RCTs ở phụ nữ mang thai (2011-2012) ở châu Phi báo cáo hiệu quả của vắc xin xác nhận bởi RT-PCR là 50% ở phụ nữ âm tính với HIV và 58% ở phụ nữ nhiễm HIV được tiêm phòng trong suốt thai kỳ. Thêm vào đó, thử nghiệm cho thấy tiêm vắc xin cúm khi mang thai giúp giảm 49% tỷ lệ mắc cúm được xác nhận trong phòng thí nghiệm ở trẻ sơ sinh có phụ nữ âm tính với HIV.

Trung tâm vắc-xin – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và chuỗi Bệnh viện, phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng cúm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov; Webm.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan