Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng vắc-xin

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Để hạn chế tới mức thấp nhất những tai biến khi tiêm chủng, 100% khách hàng trước tiêm chủng cần thực hiện quy định khám sàng lọc trước tiêm chủng sau đó được ghi cụ thể vào phiếu khám sàng lọc tiêm chủng nhằm phát hiện các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng, trường hợp tạm hoãn tiêm chủng.

Theo quy định hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em,vừa được Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14-6-2019, các trường hợp sau thuộc nhóm chống chỉ định/tạm hoãn tiêm chủng, cụ thể:

1. Chống chỉ định tiêm chủng trong các trường hợp sau

Trước khi tiêm vắc-xin, khách hàng hoặc người thân cần cung cấp các thông tin vào phiếu khám sàng lọc tiêm chủng để giúp sàng lọc đối tượng trước khi có chỉ định, đề phòng phản ứng sau tiêm vắc-xin, đồng thời nhân viên y tế cũng phải tư vấn những vấn đề có liên quan đến tiêm chủng.

Chống chỉ định tiêm chủng trong các trường hợp sau:

  • Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần), sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
  • Phụ nữ có thai không nên tiêm vắc-xin virus sống giảm độc lực vì có nguy cơ về lý thuyết với bào thai nên chung không nên tiêm vắc-xin trong trường hợp người đó có các vấn đề về sức khỏe.
  • Chống chỉ định tiêm chủng vắc-xin cho các trường hợp có tiền sử phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm 1 liều vắc-xin trước đó.
  • Những người suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin sống giảm độc lực. Không tiêm vắc- xin phòng bệnh Lao cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
  • Những người đang có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, ...).
  • Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.
Suy hô hấp
Chống chỉ định tiêm chủng với các trường hợp suy hô hấp, suy tuần hoàn

2. Các trường hợp cần tạm hoãn tiêm chủng

Để đảm bảo an toàn sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh thì cần phải tạm hoãn tiêm chủng trong một số trường hợp sau:

a) Đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện:

  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). Tiêm chủng trở lại khi sức khỏe của trẻ ổn định.
  • Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
  • Sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) sẽ tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng thuộc nhóm tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ có cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin (ví dụ: lần đầu không sốt, lần sau sốt cao trên 39°C...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

b) Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện:

  • Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
  • Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
  • Trẻ sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥40mmHg).
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Ngoài ra, với trẻ tham gia tiêm chủng, các bác sĩ khuyến cáo cơ sở tiêm chủng và gia đình thực hiện đúng các hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm.

Sinh non
Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g cần tạm hoãn tiêm chủng

3. Một số lưu ý khi tiêm chủng

  • Một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích bảo vệ của vắc-xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm. Ví dụ, tiêm vắc-xin bạch hầu-ho gà-uốn ván là cần thiết cho một người ở vùng có dịch ho gà, ngay cả khi người đó đã mắc hội chứng Guillain-Barré sau 1 mũi tiêm trước đó.
  • Các trường hợp bệnh cấp tính, nặng hoặc vừa, có hoặc không có sốt thì cần phải thận trọng khi tiêm tất cả các loại vắc-xin.
  • Không nên trì hoãn tiêm chủng vì bệnh đường hô hấp nhẹ hoặc là bệnh cấp tính nhẹ hoặc không có sốt, mà chỉ trì hoãn tiêm chủng khi có các biểu hiện bệnh cấp tính nặng và vừa. Cần phải được tiêm càng sớm càng tốt sau khi những biểu hiện này không còn nữa.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho khách hàng.

  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho khách hàng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

62.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan