Các bệnh viêm màng não do vi khuẩn

Viêm màng não là tình trạng màng não bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, lú lẫn, co giật, hôn mê,... Nhận biết các bệnh viêm màng não do vi khuẩn để phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp tránh được nguy cơ di chứng và tử vong.

1. Các bệnh viêm màng não do vi khuẩn

Bệnh viêm màng não là tình trạng nhiễm khuẩn màng não, tủy sống. Có nhiều loại vi khuẩn gây viêm màng não như:

1.1 Viêm màng não do Haemophilus influenzae týp B (HiB)

Ở người lớn, viêm màng não do HiB thường liên quan tới các ổ nhiễm khuẩn gần màng não như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm xoang hoặc một số bệnh như viêm phổi, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Viêm màng não do HiB có thể đi kèm với các triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân khác như viêm phổi, viêm cơ, viêm tủy xương, nhiễm khuẩn huyết, viêm mủ hầu họng,...

Tỷ lệ tử vong ở các trường hợp viêm màng não do Haemophilus influenzae týp B khoảng 5%. Sau khi điều trị khỏi bệnh, một số bệnh nhân có thể gặp phải các di chứng thần kinh như suy giảm thính lực, chậm nói, não úng thủy,...

Bệnh do Haemophilus bao gồm cả Hib
Viêm màng não do vi khuẩn Hib

1.2 Viêm màng não do Neisseria meningitidis (vi khuẩn não mô cầu)

Neisseria meningitidis là tác nhân phổ biến gây viêm màng não. Bệnh có thể lây lan từ người bệnh sang người lành do dịch tiết hô hấp thông qua việc ho, hắt hơi. Trẻ em dưới 2 tuổi và người trẻ tuổi có nguy cơ mắc viêm màng não mô cầu cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác.

Hầu hết các trường hợp viêm màng não mô cầu thường đi kèm với nhiễm khuẩn huyết. Trong trường hợp viêm não mô cầu nặng, bệnh nhân có thể bị nguy kịch, hạ huyết áp, sốc, suy đa cơ quan. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao (lên tới 10 - 15%).

1.3 Viêm màng não do Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn)

Streptococcus pneumoniae là tác nhân thường gặp gây viêm màng não ở người lớn. Bệnh nhân viêm màng não do Streptococcus pneumoniae thường có các ổ nhiễm phế cầu gần sọ não hoặc ở các cơ quan khác như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm phổi, viêm xoang, viêm nội tâm mạc,... Bệnh nặng hơn ở người có các bệnh cơ địa như suy dinh dưỡng, nghiện rượu, đái tháo đường, mắc bệnh ác tính hay các bệnh suy giảm miễn dịch.

Phế cầu khuẩn
Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn)

2. Triệu chứng của các bệnh viêm màng não do vi khuẩn

  • Hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc: Sốt cao liên tục, rét run, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp, gan và lách to, tụt huyết áp, tiểu ít, có thể có sốc nội độc tố, trụy mạch;
  • Hội chứng màng não: Nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, da tím tái, trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, co giật, cứng gáy, thóp phồng,...;
  • Có thể tìm thấy ổ nhiễm khuẩn tiên phát như viêm tai, viêm xoang, đinh râu, viêm xương chũm, viêm phổi, viêm tử cung, viêm đường tiết niệu,...

3. Điều trị các bệnh viêm màng não do vi khuẩn

3.1 Điều trị đặc hiệu

  • Kết hợp chẩn đoán căn nguyên và điều trị đặc hiệu bằng cách sử dụng kháng sinh sớm: Khi bệnh nhân nghi ngờ viêm màng não mủ, cần soi đáy mắt, chọc ống sống thắt lưng lấy dịch não tủy để nhuộm, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn. Sau đó, dùng kháng sinh sớm, không đợi tới khi có kết quả xét nghiệm loại vi khuẩn mới dùng kháng sinh;
  • Chọn kháng sinh sử dụng theo mầm bệnh và theo kháng sinh đồ. Khi chưa rõ loại vi khuẩn gây viêm màng não, cần chọn kháng sinh có phổ tác dụng rộng và là loại ngấm tốt qua màng não;
  • Nên dùng kháng sinh cho bệnh nhân viêm màng não theo đường truyền tĩnh mạch;
  • Lựa chọn kháng sinh dựa trên cơ địa bệnh nhân, tình hình kháng thuốc, kinh nghiệm điều trị của bác sĩ nên không có một phác đồ chung áp dụng cho mọi bệnh nhân.

3.2 Điều trị triệu chứng

  • Chống phù não;
  • An thần, chống co giật;
  • Chống sốc và trụy tim mạch;
  • Chống suy thở;
  • Điều trị đề phòng sốt cao, co giật;
  • Nuôi dưỡng tốt, đề phòng loét;

Xử trí các biến chứng: Dày dính màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch não, hội chứng đông máu nội mạch,...

Vị trí tiêm tĩnh mạch
Sử dụng kháng sinh truyền tĩnh mạch để điểu trị cho bệnh nhân viêm màng não

4. Tiêm vắc-xin viêm não - phương pháp phòng bệnh hữu hiệu

Để phòng ngừa các bệnh viêm màng não - viêm não, cần chú ý vệ sinh môi trường sạch sẽ, loại bỏ các ổ nước tù đọng quanh nơi sinh sống, diệt bọ gậy, nằm màn khi ngủ, hạn chế đến vùng dịch. Và biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất chính là chủ động tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm não ngay từ nhỏ theo tư vấn của bác sĩ.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm não mô cầu cho khách hàng có nhu cầu.

Lợi ích khi tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec:

  • Khách hàng được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về toàn trạng, sức khỏe, được tư vấn về vắc-xin phòng bệnh, phác đồ tiêm, cách chăm sóc và theo dõi sau tiêm theo đúng khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới;
  • Có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, am hiểu cách giảm đau hiệu quả trong và sau tiêm chủng;
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi sức khỏe trong vòng 30 phút sau tiêm và được đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về;
  • Có ekip cấp cứu sẵn sàng xử trí đúng phác đồ điều trị khi xảy ra sự cố sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn sau tiêm;
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng;
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, đảm bảo vắc-xin có chất lượng tốt;
  • Khách hàng nhận được tin nhắn thông báo lịch tiêm trước ngày tiêm, đồng thời đồng bộ thông tin tiêm chủng của khách hàng với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan