Mắc ung thư dạ dày đã điều trị 5 năm, vi khuẩn HP có lây qua đường miệng không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho em hỏi, người bị ung thư dạ dày đã điều trị được 5 năm rồi và lỡ hôn người yêu bằng miệng. Như vậy có lây cho người đó vi khuẩn HP không ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp em vấn đề: Mắc ung thư dạ dày đã điều trị 5 năm, vi khuẩn HP có lây qua đường miệng không? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Bác sĩ Nội tiêu hoá - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Chào bạn,

Với câu hỏi “Mắc ung thư dạ dày đã điều trị 5 năm có lây vi khuẩn HP qua đường miệng không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại vi khuẩn gram (-), có hình xoắn, phát triển trong lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Có khoảng 70% người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn này. Tỷ lệ này cao hơn ở những khu vực thành thị.

Vi khuẩn HP tấn công lớp lót bảo vệ niêm mạc dạ dày gây ra một số bệnh như viêm, loét dạ dày - hành tá tràng. Đặc biệt gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính trên nền nhưng tổn thương. Viêm teo này hay phát sinh những bất thường có thể dẫn tới ung thư.

Mặt khác vi khuẩn HP cũng có thể làm đột biến tế bào gây bệnh lý ác tính mà chưa cần có viêm teo. Vi khuẩn HP chủ yếu sống, sinh trưởng, phát triển và gây bệnh tại dạ dày - hành tá tràng. Tuy nhiên, nó vẫn có thể sống ở tất cả các vị trí của đường tiêu hóa từ khoang miệng đến ruột và bài tiết ra ngoài qua phân.

Đường lây của HP là đường tiêu hóa, bao gồm:

  • Đường miệng - miệng: Vi khuẩn có sẵn tại khoang miệng, mảng bám chân răng lây cho người khác thông qua việc hôn nhau, mớm cơm, ăn uống chung,...
  • Dạ dày - miệng: Vi khuẩn sống ở dạ dày nhưng do trào ngược vi khuẩn lên khoang miệng và lây cho người khác nếu không được vệ sinh đúng cách.
  • Dạ dày - dạ dày: Qua dụng cụ nội soi không được khử khuẩn đúng cách.
  • Phân - miệng: Vi khuẩn HP được đào thải ra ngoài qua phân rồi lây truyền cho người khác thông qua ăn uống như khi không rửa tay, ăn bốc, ruồi, nhặng, gián, chuột,... cũng là tác nhân gây lây truyền vi khuẩn.

Tuy nhiên, giống như những bệnh lý lây truyền khác, phải hội tụ đầy đủ những yếu tố sau mới có thể lây bệnh được: Nguồn lây -> Đường lây truyền -> Số lượng vi khuẩn, virus -> Sự dung nạp vi khuẩn, virus của cá thể nhận.

Quay trở lại với câu hỏi của bạn:

  • Người bị ung thư dạ dày đã điều trị được 5 năm rồi: Ung thư dạ dày có thể liên quan đến vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tại thời điểm này không có bằng chứng là vi khuẩn HP đang tồn tại trong cơ thể người đó.
  • Hôn nhau có thể lây nhiễm HP nhưng cũng không biết được hiện tại HP có đang sống trong khoang miệng của người ấy hay không và có đủ số lượng vi khuẩn để có thể lây nhiễm hay không.
  • Vì vậy câu trả lời là có thể lây cho người yêu qua việc hôn nhau nếu như hiện tại bạn ấy có vi khuẩn HP trong đường tiêu hóa.

Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng về việc này, bạn có thể bảo người ấy đi test H.Pylori để biết cho chắc chắn để có phương pháp điều trị kịp thời. Hiện tại, nhiễm H.Pylori có thể điều trị khỏi được nên bạn hãy yên tâm nhé.

Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề vi khuẩn HP có lây qua đường miệng không, bạn có thể đưa người yêu đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

170 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Sotamic
    Công dụng thuốc Sotamic

    Thuốc dạ dày Sotamic là sản phẩm của ACME Formulation (P) Ltd – ẤN ĐỘ chứa 3 hoạt chất: Rabeprazole, Tinidazole, Clarithromycin. Thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị triệu diệt H.pylori. Để đảm bảo hiệu quả sử ...

    Đọc thêm
  • atesol
    Công dụng thuốc Atesol

    Thuốc Atesol có thành phần kết hợp 3 hoạt chất khác nhau, gồm hai loại kháng sinh và một hoạt chất kháng tiết acid dịch vị. Thuốc thường được chỉ định dùng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ ...

    Đọc thêm
  • Clarimom
    Công dụng thuốc Clarimom

    Thuốc Clarimom thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được bào chế ở dạng viên nang cứng có chứa pellet bao tan trong ruột. Thành phần của thuốc Clarimom bao gồm esomeprazole được chỉ định trong điều trị các bệnh lý ...

    Đọc thêm
  • nadylanzol
    Công dụng thuốc Nadylanzol

    Nadylanzol thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá, có chứa thành phần chính là Lansoprazole. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hoá. Thông tin chi tiết của thuốc Nadylanzol được trình bày trong bài viết dưới ...

    Đọc thêm