Tổn thương thần kinh do hóa trị

Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội ung bướu -Trung tâm Ung bướu xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Một nghiên cứu năm 2014 trên 90 người bệnh được hóa trị liệu cho thấy khoảng một nửa bị tổn thương thần kinh và 6,7% cho rằng đây là triệu chứng mà các bác sĩ lại thường bỏ qua. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào loại thuốc hóa trị sử dụng.

1. CIPN có thể ngăn ngừa được không?

Tổn thương thần kinh là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị. Hóa trị có thể làm hỏng các dây thần kinh ảnh hưởng đến cảm giác và vận động ở tay chân. Các bác sĩ gọi tình trạng này là tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu (viết tắt theo tiếng Anh là CIPN). Các triệu chứng như ngứa ran, tê và các cảm giác khác thường ở bàn chân và bàn tay. có thể diễn biến nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tổn thương thần kinh do hóa trị
Các triệu chứng của bệnh thần kinh có thể bao gồm đau, nóng rát và ngứa ran ở tay chân

Lựa chọn để ngăn ngừa tổn thương thần kinh là sử dụng thuốc hóa trị không có khả năng gây CIPN. Tuy nhiên, điều này không phải là dễ vì loại thuốc hiệu quả nhất cũng có thể là tác nhân gây ra tác dụng phụ khó chịu. Người bệnh nên thảo luận về rủi ro và lợi ích của từng lựa chọn điều trị với bác sĩ. Một số nghiên cứu cho thấy các phương pháp điều trị sau đây có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh do hóa trị:

  • Vitamin E
  • Canxi và magiê
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Glutathione, một chất chống oxy hóa

Cần trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng những thuốc này.

2. Một số phương pháp khác giúp cải thiện triệu chứng

Mặc dù không có phương pháp nào là chắc chắn để ngăn ngừa CIPN, một số cách sau đây cũng có thể cải thiện triệu chứng:

  • Kem dưỡng

Một số loại kem dưỡng có thể làm giảm triệu chứng. Mọi người có thể thử trải nghiệm với các loại kem nhẹ không có khả năng gây kích ứng da. Xoa bóp các khu vực đau bằng kem dưỡng da cũng có thể hiệu quả.Một số loại kem dưỡng để thử bao gồm những loại có chứa bơ ca cao và tinh dầu bạc hà.

Tập thể dục
Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu đến tay chân

  • Tập thể dục

Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu đến tay chân và có thể giúp giảm đau tạm thời. Một nghiên cứu cho thấy tập thể dục cải thiện các triệu chứng, như ngứa ran và tê ở tay chân ở một số người bị ung thư vú.

Các hoạt động như bơi lội, thể dục nhịp điệu hoặc yoga là những lựa chọn an toàn.

  • Vitamin

Một số nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt vitamin có thể làm cho CIPN nghiêm trọng hơn.

Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu khả năng của một số vitamin có thể giúp ích trong vấn đề này. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng kết luận rằng cần nghiên cứu thêm nữa để đưa ra những kết luận chắc chắn.

Bất cứ ai đang thiếu vitamin trong chế độ ăn uống của họ có thể bổ sung theo khuyến nghị từ bác sĩ.

  • Thay đổi chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cơ thể chống lại ung thư hiệu quả hơn và cũng có thể làm giảm một số tác dụng phụ của điều trị.

Nghiên cứu không đề cập đến chế độ ăn uống cụ thể, nhưng chế độ ăn uống lành mạnh nên tập trung vào trái cây và rau quả, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt, cũng như uống nhiều nước.

Nếu buồn nôn do hóa trị gây khó ăn, mọi người có thể tham vấn với bác sĩ về các lựa chọn điều trị chứng buồn nôn.

  • Massage

Người được xoa bóp bấm huyệt có thể giúp chữa thương tổn thần kinh massage cải thiện lưu lượng máu và có thể là giải pháp cứu trợ tạm thời từ các triệu chứng thương tổn thần kinh.

Một số người có thể bị căng cơ do phản ứng với cơn đau thần kinh và xoa bóp có thể giúp giải phóng sự căng thẳng này, và ngăn cơn đau lan ra. Một nghiên cứu về Chăm sóc giảm nhẹ năm 2016 trong Hội nghị chuyên đề về ung thư đã được báo cáo cho thấy những người bị CIPN do điều trị bệnh đa u tủy xương đã thấy sự cải thiện các triệu chứng của họ sau các buổi trị liệu bằng mát xa.

Phương pháp cải thiện tổn thương thần kinh
Cải thiện tình trạng tổn thương thần kinh do hóa trị bằng phương pháp bấm huyệt

  • Các biện pháp thay thế khác

Một số người tìm thấy sự hiệu quả từ châm cứu, bấm huyệt, nắn bóp... và các hình thức khác. Tuy nhiên, nhiều phương pháp điều trị cần nghiên cứu thêm để xác nhận hiệu quả của chúng. Những biện pháp này cũng có thể giúp một số người đối phó với sự căng thẳng khi đối mặt với chẩn đoán ung thư và đối phó với hóa trị liệu.Nghiên cứu đã không chứng minh được rằng các biện pháp này có hiệu quả nhưng người bị ung thư có thể thử các cách này để có được sự thoải mái và tâm lý.Mọi người nên tham vấn với bác sĩ trước khi thử các biện pháp thay thế.

3. Điều trị y tế cho tổn thương thần kinh

Không có phương pháp điều trị y tế nào cho tổn thương thần kinh có hiệu quả đối với tất cả mọi người trải qua hóa trị. Nhiều phương pháp điều trị vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất phần lớn phụ thuộc vào loại thuốc hóa trị đang được sử dụng. Điều này là do các loại thuốc khác nhau làm “hỏng” các dây thần kinh khác nhau.

  • Thuốc

Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các loại thuốc chống lại tổn thương thần kinh gây ra CIPN. Nghiên cứu ban đầu cho thấy một số loại thuốc có thể giúp ích, tùy thuộc vào loại thuốc hóa trị mà một người sử dụng. Tuy nhiên, một đánh giá năm 2014 từ tạp chí Cancer Management and Research cho biết thông tin hiện tại về hiệu quả của các loại thuốc này đang gây tranh cãi và cần phải nghiên cứu thêm.

Chăm sóc giảm nhẹ
Điều trị tổn thương thần kinh do hóa trị tại Khoa Điều trị đau và Chăm sóc giảm nhẹ Vinmec

  • Điều biến Thần kinh

Mặc dù vẫn còn đang thử nghiệm, các phương pháp điều trị sau đây có thể giúp:

    • Phản hồi thần kinh, trong điều kiện não bộ thay đổi cách phản ứng với cơn đau
    • Điều trị giảm đau, ngăn chặn các dây thần kinh bị tổn thương gửi tín hiệu đến não
    • Kích thích lặp đi lặp lại, sử dụng các xung điện từ để khuyến khích những thay đổi trong não
  • Điều chỉnh liều hóa trị

Phương pháp điều trị y tế có thể không hiệu quả đối với tổn thương thần kinh, vì vậy phương pháp điều trị tiêu chuẩn được lựa chọn là giảm liều hóa trị.

Bác sĩ có thể đề nghị điều trị với tần suất cao hơn chỉ với một nửa liều hoặc ngừng hóa trị trong một số trường hợp.

4. Những loại thuốc hóa trị gây ra CIPN?

Các loại thuốc hóa trị có khả năng gây CIPN nhất bao gồm:

  • Paclitaxel
  • Cisplatin
  • Oxaliplatin
  • Thalidomide
  • Docetaxel
  • Bortezomib
  • Lenalidomide
  • Vincristine

5. Triệu chứng

Triệu chứng tổn thương thần kinh do hóa trị
Tiếng reo trong tai là một triệu chứng phổ biến của tổn thương thần kinh

Tê và ngứa ran ở tay chân là triệu chứng chính của tổn thương thần kinh. Một số người cảm thấy yếu và khó giữ các đồ vật nhỏ. Các triệu chứng có thể nghiêm trọng và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của một người.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau ở tay và chân
  • Ngứa ran hoặc nóng rát ở tay chân
  • Cảm giác nhói, điện giật ở tay, chân hoặc chân
  • Tiếng reo trong tai
  • Khó khăn trong việc nhặt đồ vật
  • Khó khăn với các việc chi tiết, chẳng hạn như cài nút áo
  • Tay chân rất lạnh hoặc nóng
  • Mất thăng bằng
  • Đi tiểu đau hoặc khó
  • Táo bón

CIPN đặc biệt khó điều trị vì không thể dự đoán khi nào các triệu chứng có thể xảy ra - đôi khi, chúng phát triển sau khi điều trị kết thúc - hoặc chúng sẽ kéo dài bao lâu.

6. Chẩn đoán như thế nào?


Một bác sĩ thường chẩn đoán CIPN bằng cách xem xét các triệu chứng của người bệnh, đặc biệt là khi họ đang dùng một trong những loại thuốc hóa trị được biết là gây ra bệnh tổn thương thần kinh.

Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai
Tham vấn ý kiến bác sĩ giúp giải tỏa nỗi lo sau hóa trị

Tuy nhiên, đau dây thần kinh có thể là do một nguyên nhân khác chứ không phải do hóa trị.

Các bệnh khác có thể gây ra tổn thương thần kinh bao gồm:

  • Suy thận
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tự miễn
  • Nhiễm trùng
  • Rối loạn ống cổ tay
  • Lạm dụng rượu
  • Thiếu hụt dinh dưỡng

Cần kiểm tra để loại trừ những nguyên nhân này

Tổn thương thần kinh có thể rất đau đớn, nhưng nó thường không vĩnh viễn. Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng biến mất sau khi ngừng hóa trị.

Đôi khi phải mất một vài tháng để các triệu chứng mờ dần. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy 30% người vẫn có triệu chứng CIPN sau 6 tháng hoặc lâu hơn sau khi ngừng hóa trị.

Ở một số trường hợp hiếm hoi, tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn. Mặc dù CIPN có thể gây suy nhược, nhưng quan trọng là cần lưu ý các triệu chứng này hầu như sẽ luôn được cải thiện.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: Medicalnewstoday 2019

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lộ trình ung thư tuyến tiền liệt
    Lộ trình ung thư tuyến tiền liệt

    Ung thư tiền liệt tuyến là tình trạng tăng sinh bất thường tế bào ở tuyến tiền liệt, vượt qua sự kiểm soát của cơ thể. Cũng như các bệnh lý ung thư khác, bệnh ung thư tuyến tiền liệt ...

    Đọc thêm
  • Varubi
    Thuốc Varubi: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Varubi được chỉ định dùng kết hợp với các thuốc chống nôn khác nhằm phòng ngừa chứng buồn nôn và nôn pha trễ ở người trưởng thành trong quá trình điều trị ung thư.

    Đọc thêm
  • cinvanti
    Công dụng thuốc Cinvanti

    Việc điều trị các loại ung thư với hóa trị có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, trong đó có tình trạng nôn. Lúc này, Cinvanti có thể được chỉ định kèm trong liệu trình của bạn ...

    Đọc thêm
  • Sancuso
    Công dụng thuốc Sancuso

    Sancuso là miếng dán chống nôn rất hiệu quả. Để tìm hiểu xem Sancuso là thuốc gì? Cách sử dụng như thế nào? Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Espasevit
    Công dụng thuốc Espasevit

    Espasevit thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sản xuất bởi Công ty Instituto Biologico Contemporaneo S.A.. Việc sử dụng thuốc Espasevit theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe và phát ...

    Đọc thêm