Phẫu thuật cắt đáy lưỡi

Phẫu thuật cắt đáy lưỡi là phương pháp phẫu thuật loại bỏ phần lưỡi phía sau V lưỡi. Để tránh gặp nguy cơ tai biến, rủi ro, bệnh nhân cần phối hợp với mọi hướng dẫn của bác sĩ.

1. Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật cắt đáy lưỡi

  • Chỉ định: Các trường hợp mắc ung thư đáy lưỡi nhỏ và vừa;
  • Chống chỉ định:
    • Khối u lan rộng ra ngoài đáy lưỡi hoặc bị vượt qua đường giữa;
    • Ung thư không biệt hóa, lymphome, sarcome.

2. Chuẩn bị phẫu thuật

  • Nhân sự thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa I Tai - Mũi - Họng, có kinh nghiệm phẫu thuật đầu cổ và bác sĩ phẫu thuật đầu - cổ;
  • Phương tiện kỹ thuật: Bộ thiết bị phẫu thuật phần mềm, cưa cắt xương, khoan cưa và bộ cố định xương bằng nẹp vít;
  • Bệnh nhân: Được bác sĩ giải thích kỹ về mục đích phẫu thuật, quy trình phẫu thuật và nguy cơ tai biến có thể xảy ra. Người bệnh cũng được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cơ bản, CT scan để đánh giá mức độ lan rộng, tình trạng di căn hạch;
  • Hồ sơ bệnh án: Chuẩn bị theo quy định của Bộ Y tế.

3. Tiến hành phẫu thuật cắt đáy lưỡi

  • Vô cảm: Thực hiện gây mê nội khí quản, có thể mở khí quản cho bệnh nhân;
  • Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, được kê gối vai, đầu ngửa tối đa và quay về bên lưỡi lành. Bác sĩ phẫu thuật đứng bên phải bệnh nhân, phụ 1 đứng bên trái, phụ 2 đứng ở phía đầu người bệnh. Điều dưỡng hỗ trợ dụng cụ và bàn dụng cụ để ở bên trái phía dưới - đối diện bác sĩ phẫu thuật;
  • Thì 1: Rạch ra từ điểm giữa môi dưới, vòng quanh cằm xuống cổ, chạy song song với xương hàm dưới và cách xương hàm dưới 2 khoát ngón tay tới gần với mỏm chũm. Nếu có chỉ định nạo vét hạch cổ kết hợp thì bác sĩ tiếp tục rạch dọc bờ trước cơ ức đòn chũm tới giữa xương đòn, bóc tách vạt da bộc lộ trường phẫu thuật hạch cổ và vùng xương hàm dưới;
  • Thì 2: Nạo vét hạch cổ: Nếu N0, nạo vét hạch chọn lọc với hạch nhóm I, II và III. Nếu N1, N2, N3 thì nạo vét hạch 2 bên;
  • Thì 3: Cắt xương hàm dưới; Sử dụng cưa để cắt xương hàm dưới gần góc hàm, cắt theo hình ziczac để về sau cố định;
  • Thì 4: Bộc lộ u: Sau khi cắt xương hàm dưới và kéo sang 2 bên, thành bên họng sẽ được mở, bộc lộ rõ vùng đáy lưỡi và khối u. Bác sĩ phẫu thuật chú ý tránh làm tổn thương dây IX và XII;
  • Thì 5: Cắt u: Bác sĩ dùng dao điện cắt u, ngoài ranh giới khối u từ 1,5 - 2cm, đến vị trí sinh thiết tức thì vùng rìa âm tính. Phần khối u đáy lưỡi cần phải cắt liền một khối với tổ chức nạo vét hạch cổ;
  • Thì 6: Đóng hố phẫu thuật: Bác sĩ đóng đáy lưỡi theo lớp bằng Vicryl 1.0 hoặc 2.0; khâu ống họng theo lớp bằng Vicryl 3.0 hoặc 4.0; cố định lại xương hàm dưới bằng nẹp vít; đặt dẫn lưu kín, khâu da 2 lớp và chú ý khâu đúng viền môi; đặt ống thông cho ăn.
  • Vô cảm: Thực hiện gây mê nội khí quản, có thể mở khí quản cho bệnh nhân;
  • Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, được kê gối vai, đầu ngửa tối đa và quay về bên lưỡi lành. Bác sĩ phẫu thuật đứng bên phải bệnh nhân, phụ 1 đứng bên trái, phụ 2 đứng ở phía đầu người bệnh. Điều dưỡng hỗ trợ dụng cụ và bàn dụng cụ để ở bên trái phía dưới - đối diện bác sĩ phẫu thuật;
  • Thì 1: Rạch ra từ điểm giữa môi dưới, vòng quanh cằm xuống cổ, chạy song song với xương hàm dưới và cách xương hàm dưới 2 khoát ngón tay tới gần với mỏm chũm. Nếu có chỉ định nạo vét hạch cổ kết hợp thì bác sĩ tiếp tục rạch dọc bờ trước cơ ức đòn chũm tới giữa xương đòn, bóc tách vạt da bộc lộ trường phẫu thuật hạch cổ và vùng xương hàm dưới;
  • Thì 2: Nạo vét hạch cổ: Nếu N0, nạo vét hạch chọn lọc với hạch nhóm I, II và III. Nếu N1, N2, N3 thì nạo vét hạch 2 bên;
  • Thì 3: Cắt xương hàm dưới; Sử dụng cưa để cắt xương hàm dưới gần góc hàm, cắt theo hình ziczac để về sau cố định;
  • Thì 4: Bộc lộ u: Sau khi cắt xương hàm dưới và kéo sang 2 bên, thành bên họng sẽ được mở, bộc lộ rõ vùng đáy lưỡi và khối u. Bác sĩ phẫu thuật chú ý tránh làm tổn thương dây IX và XII;
  • Thì 5: Cắt u: Bác sĩ dùng dao điện cắt u, ngoài ranh giới khối u từ 1,5 - 2cm, đến vị trí sinh thiết tức thì vùng rìa âm tính. Phần khối u đáy lưỡi cần phải cắt liền một khối với tổ chức nạo vét hạch cổ;
  • Thì 6: Đóng hố phẫu thuật: Bác sĩ đóng đáy lưỡi theo lớp bằng Vicryl 1.0 hoặc 2.0; khâu ống họng theo lớp bằng Vicryl 3.0 hoặc 4.0; cố định lại xương hàm dưới bằng nẹp vít; đặt dẫn lưu kín, khâu da 2 lớp và chú ý khâu đúng viền môi; đặt ống thông cho ăn.
Cắt đáy lưỡi
Phẫu thuật cắt đáy lưỡi được chỉ định với bệnh nhân ung thư đáy lưỡi nhỏ và vừa

4. Theo dõi sau phẫu thuật cắt đáy lưỡi

  • Bệnh nhân được theo dõi sát về tình trạng chảy máu, mạch và huyết áp ở phòng hồi sức sau 24 giờ đầu phẫu thuật;
  • Theo dõi tình trạng khó thở nếu không mở khí quản;
  • Cho người bệnh ăn qua ống thông;
  • Ống dẫn lưu thường được rút sau 2 - 3 ngày.

5. Nguy cơ rủi ro tai biến và biện pháp xử trí

  • Khó thở: Xử trí bằng cách cho bệnh nhân dùng thuốc chống phù nề hoặc có thể phải mở khí quản nếu lúc phẫu thuật chưa mở;
  • Rò nước bọt, đặc biệt sau khi xạ trị hậu phẫu: Xử trí theo phác đồ chuẩn;
  • Nhiễm trùng: Cách xử trí là dùng kháng sinh thích hợp;
  • Viêm xương hàm dưới: Xử trí theo phác đồ chuẩn.

Phẫu thuật cắt đáy lưỡi được chỉ định điều trị ung thư đáy lưỡi khi khối u chưa phát triển quá lớn. Vì nguy cơ rủi ro sau điều trị có thể xảy ra nên người nhà bệnh nhân cần quan sát kỹ dấu hiệu của người bệnh, báo ngay cho bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan