Những tác dụng có thể gặp khi hóa trị ung thư phổi

Hóa trị là một trong các phương pháp điều trị ung thư phổi. Bên cạnh tác dụng diệt tế bào ung thư, hóa trị ung thư phổi cũng gây ra các tác dụng phụ nhất định. Vậy, có thể khắc phục tác dụng phụ của hóa trị ung thư phổi bằng cách nào?

1. Các tác dụng phụ của hóa trị ung thư phổi

Hóa trị tấn công các tế bào ung thư, nhưng cũng ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể như hệ tiêu hóa, nhất là các tế bào có tốc độ tăng sinh nhanh như ruột, niêm mạc miệng, tuỷ xương, tóc. Hiện có nhiều phác đồ hóa trị ung thư phổi với liều lượng khác nhau. Vì vậy các tác dụng phụ với từng bệnh nhân sẽ khác nhau, tùy vào kế hoạch điều trị cụ thể cũng như cơ địa, thể trạng của mỗi người. Các tác dụng phụ phổ biến khi điều trị ung thư phổi bằng truyền hóa chất bao gồm:

  • Phản ứng quá mẫn: Nổi ban trên da, khô da, bong tróc da
  • Buồn nôn, nôn mửa, viêm dạ dày
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn, sụt cân
  • Khó nuốt, khô miệng, loét niêm mạc miệng
  • Táo bón hay tiêu chảy
  • Rụng tóc
  • Khô da
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Dễ chảy máu hoặc bầm tím
  • Suy thận
  • Rối loạn chức năng gan
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên (đau, ngứa ran, bỏng rát, tê bì bàn tay, bàn chân)
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
  • Tăng nguy cơ tim mạch

Các tác dụng phụ này có thể hết dần sau khi kết thúc quá trình hóa trị hoặc xuất hiện muộn hơn.

2. Làm gì để giảm tác dụng phụ của hóa trị ung thư phổi?

Việc quản lý tác dụng phụ của hóa trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Một số biện pháp có thể hỗ trợ người bệnh giảm được tác dụng phụ trong quá trình hóa trị ung thư phổi:

2.1. Thuốc hỗ trợ chống nôn

Đối với mỗi chu kỳ hóa trị ung thư phổi, bệnh nhân thường được bác sĩ kê thêm thuốc chống nôn cùng với hóa chất nhằm dự phòng và điều trị triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng.

2.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bệnh nhân hóa trị ung thư phổi thường có cảm giác chán ăn, buồn nôn, nên việc ăn uống thường kém. Do đó, bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để dung nạp thức ăn tốt hơn.

Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tăng cường chất xơ. Tránh thực phẩm khó tiêu, tránh nhiều dầu mỡ hay quá cay. Có thể thêm dầu ô liu, thêm sữa hoặc sữa chua để tăng calo và protein trong bữa ăn.

Bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc bổ sung sắt ở những bệnh nhân thiếu máu do ăn uống kém hoặc do tác dụng phụ của hóa chất.

2.3. Vệ sinh răng miệng và thân thể

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế viêm loét, nhiễm trùng niêm mạc miệng. Bạn nên sử dụng các loại dầu gội nhẹ dịu đối với tóc.

2.4. Nghỉ ngơi, vận động hợp lý

Sau hóa trị ung thư phổi, bệnh nhân thường mệt mỏi nên cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, cũng cần vận động hợp lý tùy thuộc thể trạng và mức độ bệnh cụ thể với các hoạt động thể chất mức độ nhẹ đến trung bình. Các bài tập thở và bài tập thư giãn giúp phục hồi hô hấp, đồng thời tăng hiệu quả điều trị.

2.5. Các bài tập trí não

Các bài tập trí não (như giải ô chữ) có thể giúp bệnh nhân giảm cảm giác đầu óc mơ hồ, hay quên và giảm căng thẳng lo lắng.

2.6. Bảo vệ da

Một số hóa chất điều trị ung thư phổi có thể gây ảnh hưởng đến da (như khô da), do đó bạn cần chú ý chăm sóc da, đặc biệt là bôi kem chống nắng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

2.7. Thay đổi phác đồ, chiến lược điều trị

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được bác sĩ thay đổi loại thuốc hóa chất điều trị nếu gặp tác dụng phụ nguy hiểm hoặc ghi nhận quá nhiều tác dụng phụ mà không kiểm soát được.

2.8. Sử dụng thảo dược tăng sức đề kháng, diệt khối u ác tính

Một số thảo dược như tinh chất Curcumin, Fucoidan, Beta-1.3-Glucan, Beta-1.6-Glucan, Lunasin có thể được sử dụng ở bệnh nhân ung thư phổi nhằm kích thích hệ miễn dịch của cơ thể và tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, khống chế sự phát triển của khối u.

Hiện nay, xu hướng kết hợp thảo dược cùng tây y đang được các chuyên gia khuyên dùng để tăng cường miễn dịch, tác động vào khối u phổi, ung thư phổi mà không ảnh hưởng đến tế bào lành, giúp người bệnh có đủ sức khỏe để điều trị.

Trong đó, hoạt chất Lunasin từ đậu tương hiệu quả với nhiều loại khối u khác nhau như ung thư vú, ung thư gan, ung thư đại tràng, đặc biệt là u phổi, ung thư phổi. Lunasin hoàn toàn khác biệt so với các hoạt chất chống ung bướu khác, nó tiêu diệt các tế bào khối u một cách có chọn lọc, những tế bào đang chuyển hóa thành tế bào ác tính, giúp ngăn chặn tế bào khối u phát triển và di căn.

Tuy nhiên, cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm trong và sau quá trình điều trị hóa chất, bởi vì một số thành phần bổ sung có thể làm giảm hiệu quả của các hóa trị ung thư phổi, thậm chí gây hại cho bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

796 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan