Chẩn đoán và điều trị u tế bào mầm ở trẻ

U tế bào mầm ở trẻ khi được phát hiện sớm sẽ cho kết quả điều trị cao và cần được các bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác. Các phương pháp điều trị u tế bào mầm chủ yếu là phẫu thuật hoặc hóa trị liệu.

1. Chẩn đoán u tế bào mầm ở trẻ

Để chẩn đoán khối u tế bào mầm, người bệnh cần thực hiện nhiều loại xét nghiệm khác nhau theo chỉ định của bác sĩ. Kết quả xét nghiệm cũng sẽ cho biết tình trạng và mức độ di căn khối u.

xét nghiệm chẩn đoán u tế bào mầm
Có thể chẩn đoán khối u tế bào mầm bằng xét nghiệm

Trước khi chẩn đoán u tế bào mầm, các bác sĩ sẽ xem xét một số yếu tố để quyết định sử dụng phương pháp xét nghiệm nào.

1.1 Các yếu tố chẩn đoán u tế bào mầm ở trẻ

  • Loại khối u
  • Triệu chứng của khối u
  • Độ tuổi của trẻ
  • Tổng trạng sức khỏe của trẻ
  • Các xét nghiệm đã thực hiện và kết quả

1.2 Các phương pháp chẩn đoán u tế bào mầm ở trẻ

Dựa vào những yếu tố xem xét nêu trên, sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp xét nghiệm chẩn đoán u tế bào mầm, bao gồm:

  • Sinh thiết: Là phương pháp cho kết quả chính xác nhất giúp bác sĩ kết luận khối u tế bào mầm là u ác tính hay u lành tính. Nếu không thể thực hiện sinh thiết với người bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện loại xét nghiệm thay thế khác để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán đúng.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm 2 chỉ số là AFP (Alpha Fetoprotein) và Beta HCG. Nếu phụ nữ mang thai nghi ngờ có sự xuất hiện của khối u tế bào mầm trong thai nhi, khi xét nghiệm sẽ cho thấy sự tăng cao của 2 chỉ số này.
  • Siêu âm: Là kỹ thuật cho biết khối u tồn tại ở vị trí nào trong cơ thể.
  • Chụp CT (hoặc CAT): Phương pháp này cho biết khối u to lớn chừng nào và mức độ lan rộng của nó.
  • Chụp MRI: Phương pháp này cũng cho biết kích thước và mức độ phạm vi lây lan của khối u.

2. Điều trị u tế bào mầm ở trẻ

Dựa vào kết quả chẩn đoán để đánh giá loại khối u cũng như giai đoạn tiến triển của bệnh, các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị u tế bào mầm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

2.1 Các phương pháp điều trị u tế bào mầm

  • Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật điều trị u tế bào mầm có thể giúp loại bỏ khối u hoàn toàn và rìa của khối u.
  • Hóa trị liệu: Phương pháp này sử dụng các loại thuốc để kìm hãm sự phân chia, phát triển của tế bào gây khối u, nhằm mục đích tiêu diệt tế bào. Các loại thuốc được chỉ định để điều trị u tế bào mầm gồm có bleomycin, cisplatin và etoposide. Phương pháp hóa trị liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, khả năng nhiễm trùng tăng cao. Do đó, bệnh nhân u tế bào mầm cần được chăm sóc đặc biệt. Thông thường, khi quá trình hóa trị liệu kết thúc, các tác dụng phụ này cũng sẽ biến mất.
Hóa trị liệu khiến cơ thể trẻ khó chịu
Quá trình hóa trị liệu có thể gây tác dụng phụ khiến trẻ mệt mỏi

2.2 Chăm sóc trẻ sau điều trị u tế bào mầm

Ung thư và điều trị ung thư nói chung, u tế bào mầm nói riêng thường gây ra những tác dụng phụ. Bên cạnh việc điều trị bằng phẫu thuật loại bỏ hoặc hóa trị liệu nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của khối u, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt để giúp làm những triệu chứng cũng như tác dụng phụ do khối u và việc điều trị khối u gây ra.

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân u tế bào mầm, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ cao, việc chăm sóc nên được thực hiện sớm để giúp mang lại kết quả điều trị cao và ít gây ra những triệu chứng nghiêm trọng. Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị đồng thời khối u và chăm sóc, điều trị tác dụng phụ.

2.3 Điều trị thuyên giảm nhưng nếu u tế bào mầm tái phát thì như thế nào?

Việc điều trị có thể làm thuyên giảm khối u tế bào mầm vĩnh viễn hoặc tạm thời. Tuy nhiên, khối u tái có thể tái phát ở vị trí ban đầu hoặc vùng lân cận, hoặc có thể ở những bộ phận khác xa hơn trong cơ thể.

Với những trường hợp tái phát, bệnh nhân sẽ phải thực hiện lại các xét nghiệm từ đầu để có thể đánh giá sức khỏe và giai đoạn khối u hiện tại. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm phẫu thuật hoặc hóa trị liệu, tuy nhiên có thể thay đổi loại thuốc điều trị u tái phát với tần suất điều trị khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc các phương pháp khác như xạ trị hoặc ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc.

Hầu hết bệnh u tế bào mầm đều cho kết quả điều trị tương đối tốt, tuy nhiên, nếu việc điều trị không mang lại hiệu quả, không thể chữa khỏi được thì đó có thể là do bệnh đã tiến triển vào giai đoạn cuối, với tiên lượng thời gian sống còn lại không nhiều hơn 6 tháng. Lúc này, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan