Các cách chữa bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu (máu trắng) là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong. Tìm hiểu về bệnh bạch cầu, cách chữa bệnh bạch cầu giúp chúng ta có các biện pháp hiệu quả trong tầm soát bệnh lý này.

1. Bệnh bạch cầu là gì?

Bệnh bạch cầu, máu trắng, ung thư máu... là các tên gọi khác nhau để chỉ căn bệnh do sự phát triển tế bào bất thường ở tuỷ xương. Hiện có nhiều bệnh bạch cầu, trong đó có loại chỉ gặp ở đối tượng là người lớn, có loại lại chỉ phổ biến ở trẻ em.

Mỗi loại bệnh bạch cầu có các triệu chứng khác nhau, đôi khi bệnh không có biểu hiện ở giai đoạn đầu nên khó phát hiện sớm. Phần lớn những người bị bệnh bạch cầu có các triệu chứng như:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Mệt mỏi;
  • Sụt cân bất thường;
  • Dễ bị nhiễm khuẩn;
  • Hạch bạch huyết ưng;
  • Gan to;
  • Lách to;
  • Dễ bầm tím;
  • Hay chảy máu cam;
  • Xuất huyết dưới da;
  • Đổ mồ hôi;
  • Đau nhức cơ thể;
  • Yếu xương;

Có thể thấy rằng, các dấu hiệu bệnh bạch cầu không điển hình và giống với nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Do đó, bệnh bạch cầu thường phát hiện muộn, gây khó khăn và tốn kém khi điều trị.

Khi thấy các bất thường trên cơ thể, bạn hãy chủ động thăm khám, đánh giá để kịp thời phát hiện, chữa trị bệnh bạch cầu cũng như các bệnh lý khác trong cơ thể.

2. Đối tượng dễ mắc bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu thường gặp ở các đối tượng:

  • Từng điều trị ung thư (hoá trị, xạ trị);
  • Hội chứng Down;
  • Tiếp xúc với hóa chất;
  • Hút thuốc;
  • Di truyền;

Những yếu tố này làm gia tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu

3. Phân loại bệnh bạch cầu

Để giúp việc điều trị bệnh bạch cầu hiệu quả, người ta chia bệnh bạch cầu thành nhiều loại khác nhau. Việc phân loại bệnh bạch cầu có ý nghĩa trong chẩn đoán, điều trị. Theo đó, phân loại bệnh bạch cầu dựa vào 2 yếu tố:

Tốc độ phát triển của bệnh

Dựa vào các tốc độ tiến triển của bệnh, người ta chia bệnh bệnh cầu thành 2 dạng cấp và mạn tính.

Bệnh bạch cầu cấp

Là tình trạng xuất hiện các tế bào máu không bình thường. Các tế bào này phát triển rất nhanh, bệnh diễn tiến nặng nhanh chóng. Do đó, với các đối tượng bị bạch cầu cấp thì cần phải được điều trị tích cực sớm.

Bệnh bạch cầu mạn tính

Ở dạng này, bệnh bạch cầu có liên quan đến các tế bào máu trưởng thành. Các đối tượng bị bệnh bạch cầu mạn tính, họ thường không có biểu hiện ở giai đoạn sớm.

Loại bạch cầu bị tổn thương

Phân loại bệnh dựa vào loại bạch cầu bị tổn thương thành các dạng như:

Bệnh bạch cầu Lympho

Đây là dạng bệnh ung thư tế bào lympho, chúng hình thành khi tế bào gốc phát triển thành các tế bào lympho không bình thường. Ở dạng bệnh bạch cầu Lympho cũng chia thành 2 dạng cấp và mạn.

  • Bệnh bạch cầu cấp Lympho: thường gặp ở trẻ em. Người lớn cũng có thể bị bạch cầu cấp Lympho nhưng ở nhóm đối tượng trên 65 tuổi. Tỷ lệ sống ở trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp Lympho cao hơn người lớn khoảng 85%;
  • Bệnh bạch cầu dòng Lympho mạn tính: gặp ở đối tượng trên 55 tuổi, thường gặp ở nam giới hơn nữ giới;

Bệnh bạch cầu tủy

Ở dạng này, bệnh bạch cầu gây ra các ảnh hưởng đến tế bào tủy - nơi sản xuất hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Dạng bệnh này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, chia thành 2 dòng:

  • Bệnh bạch cầu tủy cấp: chủ yếu gặp ở các bé trai. Tiến triển của bệnh rất nhanh và phức tạp;
  • Bệnh bạch cầu tủy mạn: gặp ở người lớn

Dù là bệnh bạch cầu nào thì mức độ nguy hiểm cũng cần được cảnh báo. Một số bệnh bạch cầu thường gặp gồm:

  • Bạch cầu cấp dòng tủy (AML);
  • Bạch cầu mạn dòng lympho (CLL);

4. Các cách chữa bệnh bạch cầu

Điều trị bệnh bạch cầu phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Loại bệnh bạch cầu;
  • Bệnh cấp/ mạn tính;
  • Giai đoạn tiến triển;

Nếu bệnh nặng, phát triển nhanh thì việc điều trị bệnh bạch cầu tập trung vào kiểm soát bằng nội khoa. Cấy ghép tủy cần thiết trong điều trị giai đoạn nâng cao. Ngoài ra, một số biện pháp điều trị khác cũng được chỉ định như:

4.1 Hoá trị

Hoá trị trong điều trị bệnh bạch cầu là liệu pháp đầu tiên phụ thuộc vào loại bệnh. Với một số dạng bệnh bạch cầu thì hoá trị là sử dụng các loại thuốc được thiết kế với mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư.

Thuốc dùng trong hóa trị để điều trị bệnh bạch cầu có dạng viên uống và dạng để tiêm tĩnh mạch. Điều trị bệnh bạch cầu bằng hoá trị có thể phải nằm viện hoặc tại nhà nhưng phải đến viện để kiểm tra, cập nhật tình trạng. Việc điều trị nội/ngoại trú sẽ do bác sĩ chỉ định.

4.2 Phẫu thuật

Mặc dù phẫu thuật hiếm được chỉ định cho người bị bạch hầu nhưng cũng không phải là không có. Lý do không điều trị bệnh bạch hầu bằng phẫu thuật bởi bệnh này không hình thành các khối u.

Tuy nhiên, với các đối tượng bị bệnh bạch hầu gây ra tình trạng gan to, lá lách to bất thường. Lúc này, bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật để xử trí.

4.3 Xạ trị

Xạ trị ít khi được chỉ định trong điều trị bạch hầu. Một số trường hợp chỉ định thường là do khối u đã hình thành hoặc các tế bào ác tính đã di căn đến hệ thần kinh trung ương.

Xạ trị cũng được chỉ định với mục đích tiêu diệt các tế bào tủy xương trước khi cấy ghép tế bào gốc.

4.4 Ghép tuỷ (ghép tế bào gốc)

Các cách chữa bệnh bạch cầu thì ghép tủy là phương pháp được đưa ra khi bệnh không thể kiểm soát bằng thuốc. Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được hoá trị hoặc xạ trị liều cao. Mục đích để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào bạch cầu mang mầm bệnh giúp điều trị đạt hiệu quả, tránh các rủi ro.

Điều trị bệnh bạch cầu bằng ghép tủy giúp tăng cơ hội sống cho người bị bạch cầu khi còn trẻ tuổi. Tuy nhiên, nó cũng không được khuyến khích vì phải sử dụng hoá trị, xạ trị liều cao.

Tế bào gốc trong tủy có thể được lấy từ máu hoặc trực tiếp từ tủy xương. Người bệnh có thể sử dụng tuỷ của chính mình hoặc của người hiến/ tặng để ghép.

4.5 Liệu pháp tế bào T CAR

Điều trị bệnh bạch cầu bằng liệu pháp tế bào T CAR gồm việc loại bỏ tế bào T ra khỏi máu. Các tế bào T này sẽ được thay đổi di truyền bằng cách nuôi trong phòng thí nghiệm và cấy trở lại cơ thể để chống lại các tế bào ung thư bạch cầu.

5. Thuốc điều trị bệnh bạch cầu

Các cách chữa bệnh bạch cầu thì điều trị bằng thuốc được ưu tiên. Thuốc được kê căn cứ vào giai đoạn của bệnh bạch cầu gồm:

5.1 Thuốc hoá trị

Thuốc dùng trong hoá trị được bào chế đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Một số thuốc hoá trị trong điều trị bệnh bạch cầu gồm:

  • Chlorambucil/Cyclophosphamide;
  • Alkaloids;
  • Kháng sinh;
  • Methotrexate, 6-mercaptopurine;
  • Corticosteroid;

Các thuốc trong hoá trị điều trị bệnh bạch cầu được chỉ định bởi bác sĩ.

5.2 Thuốc nhắm mục tiêu

Thuốc nhắm mục tiêu thường được dùng để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính. Với dạng cấp, thuốc nhắm mục tiêu dùng trong các trường hợp hoá trị không thành công. Cơ chế hoạt động của thuốc nhắm mục tiêu là chống lại các protein lỗi trong tế bào ung thư.

5.2 Thuốc điều hòa miễn dịch

Thuốc điều hòa miễn dịch gồm:

  • Lenalidomide;
  • Thalidomide.

Thuốc thường dùng bằng đường uống

5.3 Chất biệt hoá

Chất biệt hoá gồm:

  • Axit all-trans-retinoic (ATRA);
  • Asen trioxide (ATO).

Mặc dù các chất này không tiêu diệt tế bào ung thư nhưng lại giúp giảm các nguy cơ biến chứng khi điều trị.

5.4 Thuốc hỗ trợ

Trong điều trị bệnh bạch cầu, cũng có một số thuốc hỗ trợ được dùng với mục đích giảm các biến chứng của bệnh như:

  • Thuốc khánh sinh;
  • Kháng virus;
  • Truyền máu

Các thuốc này cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh bạch cầu là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong. Do đó, việc tìm hiểu về bệnh, cách điều trị bệnh bạch cầu giúp chúng ta chủ động trong việc phòng, trị bệnh hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cycram
    Công dụng thuốc Cycram

    Cycram là thuốc có dạng bột màu trắng chứa thành phần hoạt chất chính là Cyclophosphamide khan. Vậy thuốc Cycram có tác dụng như thế nào? Thuốc Cycram chữa bệnh gì?

    Đọc thêm
  • v
    Công dụng thuốc Cadidexmin

    Cadidexmin thuộc nhóm thuốc hỗ trợ chống dị ứng và những trường hợp mẫn cảm khá phổ biến. Muốn hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi dùng thuốc, bệnh nhân hãy tham khảo bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Intasmerex
    Công dụng thuốc Intasmerex

    Intasmerex thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch, được sử dụng để điều trị các bệnh lý ung thư và tự miễn. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Intasmerex công ...

    Đọc thêm
  • Forclina 10
    Công dụng thuốc Forclina 10

    Thuốc Forclina 10mg được sản xuất bởi Công ty Laboratorio Eczane Pharma S.A và đăng ký bởi Công ty TNHH Dược phẩm Bách Việt. Thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn. Vậy hãy cùng tìm hiểu Forclina 10mg có công ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Tinibat
    Công dụng thuốc Tinibat

    Thuốc Tinibat có thành phần chính là Imatinib, thường được sử dụng trong điều trị ung thư bạch cầu tủy mạn, u ác tính đường tiêu hóa, ... Người dùng Tinibat có thể gặp phải một số tác dụng không ...

    Đọc thêm