Xạ trị 4D ung thư phổi

Tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nhưng nếu phát hiện sớm thì bạn có thể có phương pháp điều trị hiệu quả hơn rất nhiều.

1. Xạ trị 4D ung thư phổi là gì?

Tên khoa học: Xạ trị 4D ung thư phổi

  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Kỹ thuật xạ trị 4D giúp kiểm soát chính xác vị trí khối u, đồng thời mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân, giảm thời gian chuẩn bị bệnh nhân.

Đánh giá toàn diện trước xạ trị: 01 tuần.

Thời gian từ lúc mô phỏng đến lúc xạ trị ngày đầu tiên: 01 tuần.

2.Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

3.Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn khu trú

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân u phổi kèm khí phế thũng nặng;
  • Bệnh nhân rối loạn đông, thiếu máu;
  • Bệnh nhân nhiễm trùng máu; mắc các bệnh hệ thống hay vị trí u quá khó để tiếp cận cần được hội chẩn trước khi áp dụng kỹ thuật
Cứu sống người bệnh ung thư phổi bằng thuốc đích thế hệ mới
Ung thư phổi gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

4.Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

  • Ưu điểm:

Tích hợp gồm xạ trị và xạ phẫu, hệ thống máy VERSA HD được ứng dụng trong hầu hết các bệnh lý về ung thư cho bệnh nhân có chỉ định xạ trị như ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, vú...

Hệ thống có hướng dẫn hình ảnh 4D và đồng bộ nhịp thở chủ động sẽ lần đầu tiên mang lại khả năng điều trị chính xác các khối u phổi di động.

5.Quy trình thực hiện

Bước 1: Đánh giá toàn diện người bệnh trước xạ trị

Đánh giá theo quy trình, lưu ý:

  • Đánh giá chức năng hô hấp
  • Đánh giá chức năng tim.
  • Xét nghiệm cơ bản khác

Bước 2: Đặt tư thế người bệnh

  • Người bệnh nằm ngửa, hai tay đưa lên qua đầu dùng bộ dụng cụ cố định ProLock (bàn SBRT, wingboard, vac-lok).
  • Theo dõi nhịp thở bằng hệ thống đồng bộ hoá RPM.

Bước 3: Cố định người bệnh

  • Dùng Vac-lok cố định người bệnh.
  • Đặt marker block, đánh giá biên độ thở, chu kỳ thở.

Bước 4: Mô phỏng, thu thập dữ liệu hình ảnh cho lập kế hoạch

  • Đánh giá di động khối u: nếu thở đều xét dùng kĩ thuật gating, nếu thở không đều và có thể nhịn thở ≥15 giây thì làm kĩ thuật Breath-hold. Nếu không thở đều, không nhịn thở thì chuyển làm kĩ thuật xạ trị thường quy
  • Chụp CT mô phỏng thở tự do không tiêm thuốc cản quang
  • Chụp CT mô phỏng tiêm thuốc cản quang, lát cắt 2.5mm, bước nhảy 2.5mm từ đỉnh phổi đến mào chậu.

6.Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân tỉnh táo sau khi chụp
  • Không có biểu hiện choáng
  • Thường xuyên đi tiểu để loại bỏ hết thuốc cản quang

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

114 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan