Ghép tế bào gốc tạo máu và CART trong ung thư huyết học

Ung thư máu hay còn gọi là ung thư huyết học là bệnh máu có thể gây tử vong cao cho bệnh nhân. Bệnh xuất hiện khi lượng bạch cầu trong máu tăng đột biến làm giảm lượng hồng cầu gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.

1. Ghép tế bào gốc tạo máu và CART trong ung thư huyết học là gì?

  • Tên khoa học: Ghép Tế bào gốc tạo máu và CART trong ung thư huyết học
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật :

Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là ghép tế bào gốc là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học. Phương pháp này thực hiện quá trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu lấy từ tủy xương hoặc từ máu ghép vào cơ thể người bệnh để chữa các bệnh lý huyết học, bệnh lý miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý ung thư khác. Có hai phương pháp ghép TBG tạo máu: đồng loại và tự thân. Phương pháp ghép TBG đồng loại là sử dụng TBG tạo máu tương thích về gen từ người cho ruột thịt hoặc không phải ruột thịt; Ghép TBG tự thân là phương pháp sử dụng TBG tạo máu từ người bệnh để truyền trả lại cho chính người bệnh đó. Việc truyền trả lại TBG tạo máu của người bệnh giúp làm rút ngắn giai đoạn suy tủy sau hóa trị liệu.

Liệu pháp gen CAR-T tác động lên các tế bào của bệnh nhân ung thư huyết học bằng cách thay đổi gen của các tế bào này. Liệu pháp gen CAR-T “đào tạo” một số tế bào miễn dịch của bệnh nhân - tế bào lympho T - để các tế bào này có khả năng nhận biết tế bào ung thư và tấn công chúng. Đây là tiến hộ y học mang tính đột phá trong điều trị các bệnh huyết học ác tính. Điểm đặc biệt của liệu pháp này là nó có khả năng điều chỉnh ở từng bệnh nhân. Tế bào Lympho T của bệnh nhân được điều chỉnh trong phòng thí nghiệm để cấy thêm một thụ thể có nhiệm vụ chiến đấu với tế bào ung thư. Nhờ liệu pháp gen CAR-T, bệnh nhân sẽ không phải trải qua quá trình điều trị nặng nề. Liệu pháp CAR-T có thể sẽ mang lại những đột phá trong việc cấy ghép tủy. Các nghiên cứu hiện đang được thực hiện đối với việc áp dụng liệu pháp CAR-T trong điều trị các căn bệnh ung thư nặng như khối u não.

Ghép tế bào gốc tạo máu
Ghép Tế bào gốc tạo máu và CART trong ung thư huyết học

2.Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

2.1 Chỉ định:

  • Các bệnh ung thư huyết học chiếm chủ yếu (75%)
  • Lơ xê mi cấp dòng tủy
  • Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt
  • Lơ xê mi cấp dòng lympho
  • U lympho ác tính không Hodgkin
  • Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS)
  • Hội chứng thực bào máu (HLH)
  • Lơ xê mi kinh dòng lympho...

Một số bệnh máu khác

  • Những rối loạn sinh máu: Suy tuỷ xương, hội chứng thiếu hụt miễn dịch (bệnh Chediak-Higashi, hội chứng thiếu hụt miễn dịch kết hợp mức độ nặng), bệnh tự miễn...
  • Những rối loạn bẩm sinh của dòng hồng cầu: Thalassemia...
  • Những khiếm khuyết về chuyển hoá ở trẻ sơ sinh: Bệnh rối loạn chuyển hóa đường (mucopolysaccharidose)...

2.2 Chống chỉ định:

  • Người đang mắc bệnh tự miễn.
  • Đang sử dụng thuốc chống thải ghép.
  • Ung thư huyết học dòng tế bào T hoặc NK.
  • Đang bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh lý nội khoa nặng
Cơ hội cho bệnh nhân chấn thương sọ não được ghép tế bào gốc điều trị miễn phí
Ung thư máu xuất hiện khi lượng bạch cầu trong máu tăng đột biến làm giảm lượng hồng cầu gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.

3.Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

3.1 Ưu điểm:

Không gây suy tủy kéo dài, giúp người bệnh giảm bớt đau đớn so với điều trị thông thường (dùng hóa chất), giảm nguy cơ tử vong do các biến chứng nhiễm trùng, xuất huyết mang lại cuộc sống bình thường cho người bệnh từ 5 năm trở lên.

Nhờ liệu pháp gen CAR-T, có thể xử lý triệt để khối u ở một số bệnh nhân bế tắc trong điều trị và được chẩn đoán chỉ sống dưới 6 tháng. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong ngành y học thế giới

3.2 Nhược điểm:

Ghép tế bào gốc tạo máu là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao, chuyên môn giỏi...

  • Chuẩn bị sẵn sàng cho việc ghép tế bào gốc gặp rất khó khăn, với nhiều xét nghiệm, cố gắng tìm người cho phù hợp, và hóa trị và xạ trị bền bỉ trước ghép.
  • Mặc dù liệu pháp tế bào CAR-T đã chứng minh được tính khả thi trong lâm sàng, đôi khi liệu pháp này cũng gây rất nhiều độc tính có thể đe doạ tính mạng, như hội chứng giải phóng cytokine hay bão cytokine, gây độc thần kinh, tấn công nhầm đích và hội chứng suy hô hấp cấp.
  • Chi phí tốn kém

4.Quy trình thực hiện

Quy trình ghép tế bào gốc tạo máu:

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được khám và xét nghiệm một vài ngày trước khi cấy ghép. Trong quá trình nằm viện, bác sĩ sẽ đặt một ống vào tĩnh mạch lớn ở ngực của người bệnh. Ống này được gọi là catheter tĩnh mạch trung ương. Nó cho phép bác sĩ dễ dàng truyền dịch hoặc lấy máu để xét nghiệm.
  • Bước 2: Để giúp cơ thể người bệnh chuẩn bị cấy ghép, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân liều hóa trị cao và có thể là xạ trị. Phương pháp điều trị này sẽ giúp phá hủy các tế bào gốc bị hư hỏng trong tủy xương. Nó cũng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể để không tấn công các tế bào gốc mới sau khi ghép. Một số người có thể thực hiện nhiều hơn một chu kỳ hóa trị trước khi cấy ghép.
  • Bước 3: Thủ thuật cấy ghép tế bào gốc giống như truyền máu. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa tế bào gốc vào máu của người bệnh qua đường tĩnh mạch trung tâm. Một khi các tế bào gốc vào trong cơ thể, nó sẽ đi đến tủy xương và bắt đầu tạo ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu mới. Quá trình cấy ghép sẽ mất nhiều hơn một giờ, bao gồm thời gian để chuẩn bị phẫu thuật, cấy ghép và kiểm tra sau phẫu thuật.

Quy trình sản xuất CAR-T trong lâm sàng:

  • Bước 1: Thu nhận tế bào đơn nhân từ máu ngoại vi
  • Bước 2: Tái lập trình tế bào T
  • Bước 3: Tăng sinh
  • Bước 4: Chuẩn bị bệnh nhân
  • Bước 5: Truyền tế bào CAR-T trở lại bệnh nhân

5.Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Phát ban
  • Rụng tóc
  • Lở loét đau đớn trong miệng
  • Buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng
  • Bệnh viêm phổi mô kẽ. Đây là loại viêm phổi ảnh hưởng đến các mô nhất định trong phổi, ảnh hưởng khoảng 5% bệnh nhân chuẩn bị cấy ghép.

6.Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương gan, xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân chuẩn bị cấy ghép
  • Buồn nôn, ói mửa liên tục
  • Sốt cao

7.Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

8.Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Sau khi ra viện, bệnh nhân có thể phải tái khám hàng ngày hoặc hàng tuần để đảm bảo sức khỏe luôn trong tình trạng an toàn.
  • Trong giai đoạn phục hồi chức năng này, bệnh nhân có thể phải thường xuyên truyền máu và dùng kháng sinh. Phải đi khám định kỳ trong khoảng một năm, cho đến khi hệ miễn dịch hoạt động tốt.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể lực.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

530 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan