Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm creatinine trong chẩn đoán suy thận

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Thị Duyên Bác sĩ Thận - Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Creatinin - Sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận và là chỉ số phản ánh chính xác chức năng của thận. Creatin đóng vai trò quan trọng cho việc sinh ra nguồn năng lượng cho các cơ hoạt động, creatin bị thoái dáng trong các cơ sẽ tạo thành creatinin và được lọc qua cầu thận. Trường hợp khi chúng không được cơ thể tái hấp thu ở ống thận thì sẽ phản ảnh chính xác chức năng lọc của thận.

Khi nồng độ creatinine tăng cao đồng nghĩa với có rối loạn chức năng thận. Vì vậy khi chức năng thận bị suy chức năng thì khả năng lọc creatinine bị giảm dẫn tới nồng độ creatinine trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường.

1. Nồng độ creatinine là gì?

Chức năng thận được đánh giá chính xác hơn thông qua độ lọc cầu thận ước tính viết tắt là GFR, được ước đoán dựa vào nồng độ creatinine máu. BUN hay nồng độ ure trong máu là một chỉ số khác phản ánh chức năng thận. Mối tương quan giữa ure và creatinine sẽ cho thông tin chính xác hơn về chức năng thận cũng như nguyên nhân của rối loạn nếu có.

Gần đây tăng nồng độ creatinine ở trẻ sơ sinh được cho là có liên quan đến nhiễm trùng còn ở nam trưởng thành thì có liên quan đến nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

2. Nồng độ creatinine bao nhiêu là bình thường?

Ở người trưởng thành, nồng độ creatinine bình thường là

  • Nam: từ 0.6 đến 1.2 mg/dl ( tức là 53- 106 mmol/l).
  • Nữ: từ 0.5 đến 1.1 mg/dl ( tức là 44- 97 mmol/l).

Khi bệnh nhân suy thận từ độ IIIa trở lên bắt buộc phải điều trị thay thế bằng chạy thận nhân tạo cả đời và chất lượng cuộc sống giảm đi rất nhiều.

3. Triệu chứng của nồng độ creatinine cao là gì?

Triệu chứng của bệnh thận đa dạng và thường ít biểu hiện ra lâm sàng ngay từ giai đoạn sớm và không tương xứng với sự tăng nồng độ creatinine. Ở một số người bệnh thận chỉ được phát hiện ngẫu nhiên, nồng độ creatinine máu cao mà không có biểu hiện triệu chứng.

Một số người khác có biểu hiện như: mệt mỏi, phù, khó thở, thiếu máu, tăng huyết áp, đái ít và một số triệu chứng không đặc hiệu khác như buồn nôn, nôn, da khô thì giai đoạn này đã suy thận rất nặng thường là suy thận giai đoạn cuối.

4. Nguyên nhân gây nồng độ creatinine trong máu tăng cao (Gặp trong bệnh lý suy thận )

  • Suy thận do nguồn gốc trước thận: Suy tim mất bù, mất nước, xuất huyết, hẹp động mạch thận.
  • Suy thận do nguồn gốc tại thận: Tổn thương cầu thận ( tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, bệnh thận lupus hệ thống), tổn thương ống thận (viêm thận, bể thận cấp hay mạn, sỏi thận, đau tủy xương, tăng acid uric, nhiễm độc thận).
  • Suy thận do nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, các khối u bàng quang, khối u tử cung.
Holter điện tâm đồ là gì và có ý nghĩa thế nào trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim?
Suy thận gây ảnh hưởng tới sức khỏe

5.Khi nào nồng độ creatinine thấp hơn bình thường

Người cao tuổi có mức creatinine trong máu thấp hơn. Trẻ sơ sinh có nồng độ creatinine vào khoảng 0.2 mg/dl trở lên, tùy theo sự phát triển cơ bắp của trẻ.

Những trường hợp như bị suy dinh dưỡng nặng , sụt cân nghiêm trọng hoặc các bệnh mạn tính kéo dài mà khối lượng cơ có xu hướng giảm dần theo thời gian, nồng độ creatinine có thể thấp hơn dự kiến.

Chính vì lý do trên nên xét nghiệm creatinine để đánh giá chức năng thận là cần thiết giúp chúng ta có cơ hội tầm soát bệnh lý suy thận ngay từ giai đoạn rất nhẹ từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp hợp nhất, bởi vì khi suy thận mà chúng ta không kịp thời phát hiện theo thời gian sẽ tiến triển nặng dẫn đến suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải điều trị thay thế bằng chạy thận nhân tạo. Xét nghiệm này có trong các gói Khám sức khỏe tổng quát của Vinmec, giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

732.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Kích thước sỏi niệu quản 17mm có sao không?
    Kích thước sỏi niệu quản 17mm có sao không?

    Em bị sỏi thận, thận trái của em có 1 viên ở bể thận kích thước 7mm và ở 1/3 trên niệu quản kích thước 17mm. Vậy bác sĩ cho em hỏi kích thước sỏi niệu quản 17mm có sao ...

    Đọc thêm
  • Sỏi niệu quản là nguyên nhân gây nghẽn đường tiết niệu
    Làm cách nào để đẩy sỏi niệu quản ra nào?

    Chào bác sĩ. Trước đó tôi bị đau dữ dội, đi chụp phim thì thấy có viên sỏi niệu quản kích thước 5mm. Hiện giờ tôi đã hết đau nhưng viên sỏi vẫn nằm đó. Bác sĩ cho tôi hỏi ...

    Đọc thêm
  • Điều trị sỏi thận như thế nào?
    Điều trị sỏi thận như thế nào?

    Em bị sỏi thận 4 - 5ml cả 2 bên. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị sỏi thận như thế nào? Em nên uống loại thuốc nào là tốt nhất để bào mòn và làm tan sỏi thận? ...

    Đọc thêm
  • Shinpoog Cefaxone
    Công dụng thuốc Shinpoog Cefaxone

    Thuốc Shinpoog Cefaxone được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, tai mũi họng, hệ tiêu hóa, máu và sinh dục... Cùng tham khảo một số thông tin về Shinpoog Cefaxone sẽ giúp bạn ...

    Đọc thêm
  • cabemus
    Công dụng thuốc Cabemus

    Thuốc Cabemus được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nhằm điều trị hiệu quả cho các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, xương khớp và tiêu hoá,... Trước và trong suốt quá trình điều ...

    Đọc thêm

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: