Xét nghiệm máu tổng quát bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm máu tổng quát là một phần quan trọng trong quy trình tầm soát cũng như chẩn đoán nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Tùy thuộc vào mục đích, mức độ hay các phương pháp áp dụng của các cơ sở y tế khác nhau mà ảnh hưởng tới việc xét nghiệm máu tổng quát bao lâu có kết quả.

1. Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là việc lấy mẫu máu từ tĩnh mạch dưới da thông qua kim tiêm hoặc lấy máu từ đầu ngón tay để mang đi phân tích trong phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm máu thường sử dụng trong chăm sóc sức khỏe đặc biệt nhằm phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn.

Xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn phần hay còn được gọi là xét nghiệm máu tổng quát và xét nghiệm sinh hóa máu:

  • Xét nghiệm máu tổng quát: Đây là xét nghiệm máu phổ biến nhất, thường dùng trong khám sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm kiểm tra nhóm máu, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường máu, mỡ máu, viêm gan BHIV...
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Là xét nghiệm để đo các hóa chất khác nhau trong máu, thường sử dụng huyết tương để xét nghiệm. Đây là xét nghiệm có thể cung cấp các thông tin về các cơ quan như tim, gan, xương, thận...
xet-nghiem-mau-tong-quat-bao-lau-co-ket-qua-1
Xét nghiệm máu

2. Ý nghĩa của xét nghiệm máu tổng quát

Kết quả xét nghiệm sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng ta, đặc biệt xét nghiệm máu tổng quát giúp phát hiện ra một số bệnh lý đang trong giai đoạn ủ bệnh mà chưa có triệu chứng rõ ràng.

  • Xét nghiệm công thức máu: Giúp bác sĩ chẩn đoán về bệnh thiếu máu hoặc một số bệnh về máu thông qua số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác
  • Xét nghiệm đường máu: Dùng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng cách đo lượng đường glucose trong máu
  • Xét nghiệm mỡ máu: Đây là xét nghiệm kiểm tra nồng độ cholesterol, triglyceride HDL-C, LDL-C trong máu để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
  • Xét nghiệm viêm gan B: Để phát hiện nguy cơ mắc bệnh viêm gan B
  • Xét nghiệm HIV: Giúp phát hiện sớm bệnh nếu mắc phải.

Ngoài ra xét nghiệm máu tổng quát còn giúp phát hiện ra các bệnh về đường tình dục, chẩn đoán thai sớm, các bệnh về viêm gan virus, giúp phát hiện những tổn thương ban đầu của gan, mật...

3. Mất bao lâu thì có kết quả xét nghiệm máu tổng quát?

xet-nghiem-mau-tong-quat-bao-lau-co-ket-qua-2
Xét nghiệm máu mất bao lâu?

Xét nghiệm máu mất bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm trước khi đi xét nghiệm. Việc xét nghiệm máu tổng quát bao lâu có kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Mục đích xét nghiệm: Tùy vào việc xét nghiệm máu với mục đích gì thời gian có kết quả xét nghiệm sẽ khác nhau. Các xét nghiệm về bệnh lây qua đường tình dục thông thường thời gian trả kết quả là một tuần, các xét nghiệm đơn giản thì thời gian chờ kết quả là từ 1-2 tiếng, từ 3-4 tiếng đối với các xét nghiệm phức tạp hơn, từ 17-18 tiếng đối với các xét nghiệm máu tổng quát
  • Phương pháp thực hiện: Cách thực hiện các xét nghiệm máu cũng ảnh hưởng đến thời gian có kết quả xét nghiệm. Đối với các xét nghiệm test nhanh thì thời gian sẽ nhanh hơn các xét nghiệm máu chuyên sâu
  • Thiết bị tiến hành: Trang thiết bị cũng là một phần tử giúp đẩy nhanh tốc độ có kết quả, hiện nay các trang thiết bị hiện đại giúp có kết quả nhanh hơn từ 1-2 tiếng so với thiết bị cũ mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cao

Việc nắm bắt được thời gian nhận kết quả xét nghiệm giúp người khám bệnh tiết kiệm được thời gian chờ đợi và chủ động sắp xếp kế hoạch cá nhân.

4. Những lưu ý khi đi xét nghiệm máu tổng quát

Các xét nghiệm máu tổng quát sẽ cho kết quả chính xác khi người khám không ăn gì trong vòng từ 8-12 tiếng đồng hồ, vì vậy nếu người khám bệnh có nhu cầu xét nghiệm máu thì nên nhịn ăn trong khoảng thời gian như trên trước khi tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên có một số xét nghiệm máu không cần nhịn ăn như xét nghiệm để phân tích chỉ số HLV, mất trí nhớ người già, bệnh tim mạch...

Không sử dụng các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm máu tổng quát, vì các chất đó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán của bác sĩ.

Không nên sử dụng một số loại thuốc nhất định vì sẽ làm thay đổi nồng độ các chất trong máu, nếu có sử dụng thuốc thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

164 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: