Xét nghiệm Magie: Những điều cần biết

Để kiểm tra nồng độ Magie trong cơ thể, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân tiến hành làm xét nghiệm Magie. Xét nghiệm sinh hóa Magie đóng vai trò rất quan trọng vì thừa hoặc thiếu khoáng chất này đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người lớn lẫn trẻ em.

1. Vai trò của Magie trong cơ thể

Magie là một khoáng chất được tìm thấy cả trong lớp vỏ Trái Đất lẫn trong cơ thể con người. Magie rất cần thiết cho xương, tim, cơ bắp và các dây thần kinh hoạt động ổn định. Ngoài ra, khoáng chất này còn giúp cơ thể kiểm soát năng lượng và lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp cũng như tham gia vào nhiều quá trình khác.

Con người nhận được Magie từ nhiều nguồn thực phẩm trong tự nhiên, chẳng hạn như bơ đậu phộng, các loại hạt và đậu, rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, chuối, sữa và cá hồi... Magie cũng có mặt trong thành phần dinh dưỡng của một số loại ngũ cốc ăn sáng, nước đóng chai và các thực phẩm khác. Những đối tượng có nguy cơ gặp khó khăn trong việc hấp thụ Magie từ nguồn thực phẩm hàng ngày là:

  • Người uống quá nhiều rượu;
  • Bệnh nhân có vấn đề về thận, tiêu hóa hoặc mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten);
  • Đang dùng một số loại thuốc cụ thể.

1.1. Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu Magie?

Ở những người không hấp thu đủ lượng khoáng chất cần thiết, tình trạng thiếu Magie về lâu dài sẽ gây các triệu chứng sau:

  • Kém ăn;
  • Buồn nôn và ói mửa, đôi khi kèm theo đau bụng;
  • Thường xuyên buồn ngủ;
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt;
  • Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây co thắt cơ và run rẩy không thể kiểm soát.

Theo thời gian, thiếu Magie sẽ dẫn đến suy yếu xương, khiến bệnh nhân bị đau đầu, thường xuyên cảm thấy lo lắng và thậm chí là tổn thương cơ quan tim. Lượng Magie thấp nhiều khả năng sẽ kéo theo sự thiếu hụt của các khoáng chất quan trọng khác, ví dụ như Canxi và Kali.

1.2. Cơ thể sẽ ra sao nếu thừa Magie?

Những trường hợp quá nhiều hàm lượng Magie trong cơ thể ít gặp hơn so với thiếu Magie. Dư thừa Magie xảy ra ở những bệnh nhân bị tổn thương thận, hoặc đang dùng một số loại thuốc kháng acid chứa có Magie. Các triệu chứng của thừa Magie cũng tương tự như khi thiếu hụt Magie, bao gồm:

  • Buồn nôn;
  • Yếu cơ;
  • Mất cảm giác ngon miệng ;
  • Nhịp tim không đều.

Tình trạng này đôi khi là một vấn đề nghiêm trọng vì có nguy cơ khiến trái tim của bệnh nhân ngừng đập.

Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi: Những điều cần biết
Buồn nôn có thể là một triệu chứng của thừa magie

2. Xét nghiệm Magie huyết thanh

2.1. Chỉ định

Xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để tìm ra mức Magie trong cơ thể. Y học thường dùng thuật ngữ kiểm tra Magie huyết thanh để chỉ loại xét nghiệm này. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm Magie trong máu nếu:

  • Có dấu hiệu của tình trạng thiếu hoặc thừa Magie;
  • Rối loạn chức năng thận;
  • Tiểu đường không kiểm soát;
  • Phát hiện nồng độ Canxi và Kali thấp mãn tính;

Ngoài ra, xét nghiệm Magie huyết thanh cũng có thể được chỉ định nhằm đánh giá hiệu quả sau thời gian điều trị.

2.2. Quy trình

Tương tự như các hình thức xét nghiệm máu khác, khi kiểm tra nồng độ Magie trong cơ thể, nhân viên y tế sẽ làm sạch da của bệnh nhân, sau đó chèn kim vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay và tiến hành lấy mẫu máu. Quá trình này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy châm chích nhẹ và không gây đau nhiều. Sau khi đủ lượng máu cần xét nghiệm (khoảng 2ml), y tá sẽ lấy kim ra và dán băng cá nhân lên vùng da còn rướm một ít máu.

Lưu ý mẫu máu thường được lấy vào buổi sáng, thời gian xét nghiệm Magie mất khoảng 1 giờ và bệnh nhân không cần chuẩn bị gì đặc biệt.

2.3. Kết quả

Kết quả xét nghiệm thiếu Magie hoặc thừa thường sẽ có chậm nhất sau vài ngày. Nồng độ Magie trong cơ thể thấp đồng nghĩa với việc bệnh nhân không hấp thu đủ dưỡng chất từ chế độ ăn uống hàng ngày và cần phải chú ý bổ sung thêm. Mức Magie thấp trong cơ thể thường xuất hiện ở những người có tiền sử phẫu thuật trong thời gian gần. Ngoài ra, kết quả này còn phản ánh dấu hiệu của:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Gặp vấn đề về tuyến giáp;
  • Bất thường ở thai kỳ;
  • Các tình trạng sức khỏe khác.

Ngược lại, nếu cơ thể tích tụ nhiều Magie hơn mức cần thiết thì bệnh nhân cần phải hạn chế và loại bỏ chúng. Sự gia tăng nồng độ Magie trong máu thường là do giảm bài tiết hoặc bổ sung quá mức, xuất hiện ở những bệnh nhân:

  • Suy thận;
  • Cường cận giáp, suy giáp;
  • Mất nước;
  • Nhiễm acid do tiểu đường;
  • Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát);
  • Sử dụng thuốc kháng acid chứa Magie hoặc thuốc nhuận tràng.
Tiểu đường làm mờ mắt
Mức Magie thấp có thể xuất hiện ở những người bị bệnh tiểu đường

3. Các xét nghiệm Magie khác

Một số chuyên gia cho rằng xét nghiệm máu không phải là cách tốt để xác định mức Magie trong cơ thể. Nguyên nhân là bởi vì phần lớn Magie tập trung ở xương (chiếm 50 - 70%) và những tổ chức cơ hay mô mềm khác, chỉ có khoảng 1% nằm trong máu. Magie sẽ ra khỏi tế bào và đi vào trong máu khi một người cảm thấy căng thẳng, stress. Do đó, xét nghiệm thiếu Magie hoặc thừa trong máu sẽ không phản ảnh được nồng độ chính xác và chỉ số thực sự có thể cao hơn kết quả xét nghiệm Magie huyết thanh đơn thuần.

Những hình thức xét nghiệm Magie khác bao gồm:

  • Xác định mức độ Magie được đào thải qua nước tiểu;
  • Kiểm tra nồng độ Magie có trong các tế bào hồng cầu (RBC);
  • Xét nghiệm Magie thông qua một mẫu tế bào miệng (tuy nhiên hình thức này không phổ biến vì khó thực hiện và rất tốn kém);
  • Tiêm bổ sung Magie vào máu, sau đó xác định liều lượng bài tiết qua nước tiểu.

Nhìn chung, bác sĩ là người chịu trách nhiệm giải thích cho người bệnh biết về các chỉ số trong kết quả, cũng như chỉ định tiến hành thêm các xét nghiệm Magie khác nếu cần thiết.

4. Giá trị tham chiếu

Giá trị tham chiếu mức độ Magie huyết thanh bình thường là từ 0,7 – 1,1 mmol/L, chỉ số trung bình dao động theo lứa tuổi và giới tính như sau:

Đối tượng Đơn vị mg/dL Đơn vị mmol/L
Trẻ sơ sinh (tuần đầu tiên) 1,2 - 2,6 0,48 - 1,05
Trẻ em (tuổi đi học) 1,5 - 2,3 0,60 - 0,95
Nam trưởng thành 1,8 - 2,6 0,73 - 1,06
Nữ trưởng thành 1,9 - 2,5 0,77 - 1,03

Mức độ Mg nước tiểu/ 24h ở người khỏe mạnh là:

Trung bình 73 - 122 mg/24h 3 - 5 mmol/ 24h
Thiếu hụt Magie < 12 mg/ 24h < 0,5 mmol/24h
Giảm Magie máu do thận > 24 mg/ 24h > 1 mmol/24h

Lưu ý: Cách chuyển đổi đơn vị: mg/dL × 0,4113 = mmol/L

Tóm lại, Magie là một khoáng chất rất cần thiết cho quá trình sản xuất năng lượng, khả năng co cơ, duy trì chức năng thần kinh của cơ thể và giúp xương chắc khỏe. Các xét nghiệm sinh hóa Magie thường được chỉ định để kiểm tra sự thiếu hụt Magie ở người kém hấp thu, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, nghiện rượu hoặc uống thuốc làm tăng bài tiết Magie qua thận. Nồng độ Magie trong cơ thể sẽ thừa nếu bài tiết giảm hoặc do bổ sung quá mức, ngược lại thiếu Magie là do kém ăn và hấp thu hoặc tăng bài tiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Ngủ ngon
    Làm sao để ngủ ngon?

    Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng để hồi phục sức khỏe của con người sau một ngày dài làm việc. Theo các chuyên gia sức khỏe, ngủ được coi là hoạt động sống còn của con người: ...

    Đọc thêm
  • Uống nước
    Vì sao cơ thể tích nước?

    Tình trạng tích nước trong cơ thể là một vấn đề về sức khỏe phố biến đối với hầu hết mọi người. Nó có thể xảy ra khi chế độ sinh hoạt không lành mạnh, chẳng hạn như ăn quá ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Fatig
    Công dụng thuốc Fatig

    Thuốc Fatig là dung dịch uống bổ sung các nguyên tố phospho, calci, magnesi trong trường hợp thiếu hụt, được chỉ định để điều trị suy nhược chức năng. Cùng tìm hiểu về thuốc Fatig qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • magnetol
    Công dụng của thuốc Magnetol

    Magnetol là thuốc thuộc nhóm bổ sung magie, được dùng trong điều trị các trường hợp thiếu magnesi nặng đơn độc hoặc kết hợp gây ra các triệu chứng như co thắt cơ và chuột rút, rối loạn nhịp tim, ...

    Đọc thêm
  • Tăng CO2 trong máu là biểu hiện của hội chứng giảm thông khí béo phì
    Nồng độ magie máu tăng và giảm khi nào?

    Magie trong cơ thể người là một khoáng chất rất cần thiết. Tuy nhiên, việc thừa hay thiếu magie đều gây ra những triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.

    Đọc thêm

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: