Virus viêm gan B có khả năng lây truyền cao gấp 50-100 lần so với virus HIV

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Người mắc viêm gan B nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan, ung thư gan, thậm chí tử vong.

1. Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một loại bệnh nhiễm trùng gan rất nghiêm trọng do virus viêm gan B gây ra, đe dọa tới tính mạng người bệnh. Đây là loại viêm gan siêu vi có ảnh hưởng lớn tới y tế toàn cầu, là nguyên nhân dẫn tới xơ ganung thư gan.

Khi virus liên tục tồn tại trong máu và chất dịch khác của cơ thể người, nhiễm viêm gan B có thể trở thành mãn tính, còn gọi là nhiễm virus viêm gan B mãn tính.

2. Viêm gan B lây qua đường nào?

Một trong những yếu tố cho thấy sự nguy hiểm của viêm gan B là khả năng lây truyền bệnh. Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cực kỳ cao, thậm chí cao hơn cả virus HIV từ 50 - 100 lần. Bất kỳ ai cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan B.

Con đường lây truyền của viêm gan B là qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể của người nhiễm virus viêm gan B mãn tính. Trong đó con đường lây truyền nguy hiểm nhất là từ mẹ sang con. Nếu trẻ được sinh ra từ một người mẹ bị viêm gan B mãn tính thì có tới 90% trẻ bị nhiễm trong khi sinh có khả năng bị nhiễm trùng mãn tính.

Những trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng của viêm gan B mãn tính rất cao, ngoài ra còn tăng khả năng lây lan của bệnh bởi có thể lây nhiễm virus sang cho người khác.

Virus viêm gan B có khả năng lây truyền cao gấp 50-100 lần so với virus HIV
Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con

3. Phòng ngừa viêm gan B như thế nào?

Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhận định cách an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm virus viêm gan B là tiêm phòng kịp thời vắc-xin viêm gan B.

Liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu), tiếp theo là 2 hoặc 3 liều với khoảng thời gian cách nhau giữa mỗi lần tiêm tối thiểu là 4 tuần.

Cũng theo khuyến cáo của tổ chức này, việc tiêm chủng phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là rất quan trọng bởi con đường lây truyền bệnh từ mẹ sang con là yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mãn tính tại Việt Nam.

Trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B không có triệu chứng nhưng 90% trong số đó có thể bị nhiễm bệnh mãn tính. Do vậy tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh sẽ giúp ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con.

Virus viêm gan B có khả năng lây truyền cao gấp 50-100 lần so với virus HIV
Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh sẽ giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh từ mẹ sang con

Ngoài ra, do con đường lây truyền của viêm gan B là qua tiếp xúc với máu và dịch tiết từ cơ thể người bệnh nên trong sinh hoạt hằng ngày cần thực hiện những lưu ý sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, có sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
  • Các cặp vợ chồng trước khi quyết định có con cần đi khám xem có ai bị viêm gan B không. Quá trình mang thai người mẹ cũng cần thăm khám thường xuyên, đề phòng trường hợp thời điểm này mẹ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con.
  • Không sử dụng chung kim tiêm. Kim tiêm muốn sử dụng cần được vô trùng.
  • Không tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của bất kỳ ai mà không có biện pháp bảo vệ.
  • Không xăm, xỏ khuyên, làm răng,.. tại những nơi không uy tín.
  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu,... với người chưa biết rõ tình trạng sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới WHO

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan