Vì sao trẻ bị đau đầu, buồn nôn, lạnh người?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang và BSCK II Cao Thị Thanh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng.

Đau đầu, buồn nôn, lạnh người là những triệu chứng thường gặp ở trẻ em nhưng cha mẹ lại mơ hồ không biết đó là bệnh gì và cách điều trị ra sao? Để gỡ bỏ những thắc mắc về hiện tượng này, hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân trẻ bị đau đầu, buồn nôn, lạnh người

1.1. Do vấn đề đường tiêu hóa

Biểu hiện: Trẻ có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, lạnh người và các triệu chứng kèm theo:

  • Đau bụng: Vùng thượng vị, hạ vị, hố chậu phải, hố chậu trái; đau quặn từng cơn, đau âm ỉ hoặc đau đột ngột dữ dội.
  • Đi tiêu: Tiêu phân đặc hay lỏng; Nếu tiêu lỏng, cần xác định là có phân không hay chỉ toàn nước; Màu sắc phân; có máu không, có mùi tanh, mùi khắm không.
  • Buồn nôn và nôn: Bé có nôn ra không; Tính chất nôn: nôn vọt, buồn nôn rồi nôn từ từ không đột ngột; nôn ra chất gì, có máu không, sau nôn có giảm đau bụng không.
  • Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột non, nhiễm trùng đường tiêu hóa đều có triệu chứng chung của vấn đề tiêu hóa.
  • Hướng xử lý:
  • Bạn có thể cho trẻ uống oresol, nước dừa có pha thêm chút muối nếu trẻ bị tiêu chảy. Vấn đề thường hay bỏ sót đó là đảm bảo dinh dưỡng.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol 500mg hoặc efferalgan 500mg liều 15mg/kg mỗi lần uống, cách nhau 6 – 8h.
  • Thuốc hỗ trợ tống thức ăn ra dạ dày nhanh hơn, chống đầy hơi, chống nôn: Domperidon, Dizzo.

Đau đầu buồn nôn lạnh người thường xuất hiện ở trẻ có vấn đề về tiêu hóa

1.2. Ngộ độc thức ăn

Biểu hiện: Ngộ độc thực phẩm có thể gây đau đầu, buồn nôn, sốt nhẹ, đau bụng và chuột rút, tiêu chảy, chán ăn, suy nhược. Các độc tố có thể ảnh hưởng đến thần kinh hoặc do mất nước mà trẻ cảm thấy đau đầu.

Với các loại ngộ độc thực phẩm phổ biến, trẻ thường sẽ khỏe hơn trong vòng một vài ngày hầu hết các trường hợp, trẻ không cần bất kỳ điều trị nào. Nhưng trẻ sẽ cần dùng thuốc kháng sinh cho một số loại ngộ độc thực phẩm vi khuẩn, chẳng hạn như listeria.

Hướng xử lý: Biến chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là mất nước. Trẻ cần sự chăm sóc y tế nếu trẻ không được bù đủ nước do trẻ nôn mửa hoặc tiêu chảy nhiều. Một số loại ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như ngộ độc do E. coli, botulinum và salmonella, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa đau đầu, buồn nôn, lạnh người do ngộ độc thực phẩm là rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trong khi chế biến thức ăn.

Đau đầu buồn nôn là triệu chứng quan trọng trong ngộ độc thức ăn.

Vì sao trẻ bị đau đầu, buồn nôn, lạnh người?
Đau đầu buồn nôn là triệu chứng quan trọng trong ngộ độc thức ăn

1.3. Viêm đường hô hấp, cảm lạnh

Sau khi trẻ đi nắng, dầm mưa hay đến nơi đông người mà ở đó có người bị viêm họng, viêm mũi, viêm phổi,... trẻ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Đây là một tình trạng cấp tính nên xác định nhiệt độ của trẻ.

Các triệu chứng khác có thể kèm theo:

  • Ho: ho khan hoặc lúc đầu ho khan rồi ho có đờm.
  • Sổ mũi: nước trong hay đục, vàng hay xanh.
  • Đau họng, ngứa họng, ngứa tai.

Hướng xử lý:

Điều trị có thể là hạ sốt, giảm đau, kháng sinh và nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu nhưng phải ăn đủ để đảm bảo dinh dưỡng.

Nếu trẻ có sẵn bệnh về phổi như bệnh phổi bẩm sinh mà có những triệu chứng trên thì hãy đến bệnh viện khám để xác định mức độ bệnh và điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Không nên bỏ qua những triệu chứng đau đầu buồn nôn trong viêm đường hô hấp.

Vì sao trẻ bị đau đầu, buồn nôn, lạnh người?
Không nên bỏ qua những triệu chứng đau đầu buồn nôn trong viêm đường hô hấp

1.4. Viêm màng não vô khuẩn hoặc do virus ở trẻ em

Triệu chứng của viêm màng não: đau cổ và cứng cổ, lú lẫn, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng, đau cơ, buồn nôn và nôn, và co giật.

Các triệu chứng bắt đầu 3 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh có thể xuất hiện từ từ hoặc nhanh chóng và thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh, tiêu chảy hoặc nhiễm trùng khác. Hầu hết các trường hợp viêm màng não vô khuẩn biến mất hoàn toàn sau 5 đến 14 ngày khi nghỉ ngơi, uống nhiều nước và thuốc giảm đau không cần kê đơn và thuốc hạ sốt.

Hướng xử lý: Bất kỳ dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, chóng mặt do viêm màng não luôn luôn là một cấp cứu y tế. Các triệu chứng của viêm màng não vô khuẩn thường giống như viêm màng não do vi khuẩn, đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị.

Viêm màng não do vi khuẩn có thể gây co giật, đột quỵ và tử vong. Vì vậy, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn có triệu chứng viêm màng não.

Đau đầu buồn nôn ớn lạnh là triệu chứng quan trọng trong viêm màng não.

Vì sao trẻ bị đau đầu, buồn nôn, lạnh người?
Đau đầu buồn nôn ớn lạnh là triệu chứng quan trọng trong viêm màng não

1.5. Viêm não

Đau đầu, buồn nôn, lạnh người cũng có thể xuất hiện trong viêm não (nhiễm trùng não). Viêm não xảy ra khi não, tủy sống hoặc màng bao quanh chúng bị viêm. Nhiễm trùng não có thể đe dọa tính mạng của trẻ, vì vậy điều quan trọng là phải đến bệnh viện ngay lập tức. Virus và vi khuẩn thường gây nhiễm trùng não ít hơn bao gồm nấm, ký sinh trùng. Nhiễm trùng não có thể gây buồn ngủ, sốt, đau đầu, đau cổ và cứng khớp, buồn nôn, mệt mỏi, lú lẫn, nhạy cảm với ánh sáng, co giật, mất ý thức và hôn mê. Trẻ nhũ nhi có thể có thóp phồng. Trẻ sơ sinh có thể đặc biệt cáu kỉnh, quấy khóc, ngủ gà và có thể bỏ bú.

Hướng xử lý:

  • Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và phạm vi, phải điều trị nội trú tại bệnh viện. Nếu đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh kèm theo các triệu chứng thần kinh thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Đau đầu buồn nôn ớn lạnh là dấu hiệu không nên bỏ qua trong viêm não.
Vì sao trẻ bị đau đầu, buồn nôn, lạnh người?
Đau đầu buồn nôn ớn lạnh là dấu hiệu không nên bỏ qua trong viêm não

1.6 Nhiễm độc chì (Lead Poisoning)

Các triệu chứng khi nhiễm độc chì bao gồm:

  • Đau bụng, buồn nôn, nôn
  • Chuột rút, yếu hoặc đau cơ hoặc khớp.
  • Táo bón, da nhợt nhạt.
  • Co giật hoặc hôn mê.
  • Mệt mỏi cực độ, khó chịu, khó tập trung, chán ăn.
  • Sụt cân và miệng có vị kim loại.
  • Có thể gây khó ngủ, đau quặn bụng hoặc thiếu máu. .

Chì có thể làm hỏng hầu hết tất cả các bộ phận của cơ thể, và gây ra các vấn đề như giảm IQ và làm chậm sự tăng trưởng cơ thể. Trẻ nhỏ có nguy cơ ngộ độc chì vì hệ thống thần kinh của chúng nhạy cảm với chì hơn người lớn.

Hướng xử lý: Điều quan trọng nhất là loại bỏ tất cả các nguồn chì. Trong trường hợp nghiêm trọng, liệu pháp thải sắt có thể giúp loại bỏ chì khỏi cơ thể.

Ngộ độc chì cũng có những triệu chứng đau đầu buồn nôn

1.7. Ngộ độc carbon monoxide

Vì sao trẻ bị đau đầu, buồn nôn, lạnh người?
Ngộ độc carbon monoxide có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn ở trẻ em

Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu và không mùi có thể gây ngộ độc nghiêm trọng và gây tử vong.

Ngộ độc carbon monoxide có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng thường được mô tả giống bệnh cúm khiến chúng ta dễ nhầm lẫn. Dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc carbon monoxide thường là đau đầu âm ỉ. Những triệu chứng này giảm khi trẻ được di chuyển khỏi khu vực nhiều CO.

Hướng xử lý: Bạn có thể không nhận ra trẻ bị ngộ độc carbon monoxide, vì các triệu chứng tương tự như các bệnh khác. Và việc điều trị cần được thực hiện bởi nhân viên y tế.

Ngộ độc carbon monoxide có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn ở trẻ em

Như vậy, chỉ với ba triệu chứng rất quen thuộc là đau đầu, buồn nôn, lạnh người có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế chúng ta không nên xem thường những hiện tượng đơn giản này, hãy luôn quan sát và đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

382.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan